Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tin tức thế giới hôm nay 16/9: WTO ra phán quyết ông Trump vi phạm quy định khi áp thuế Trung Quốc

Kinhtedothi - WTO tuyên bố Mỹ vi phạm các quy định thương mại khi áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc; Israel ký thỏa thuận bình thường hóa với UAE, Bahrain… là những tin quốc tế nổi bật trong ngày 16/9.

WTO ra phán quyết vụ Trung Quốc khiếu nại Mỹ áp thuế bổ sung
Ngày 15/9, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã ra phán quyết về khiếu nại của Trung Quốc liên quan đến các mức thuế bổ sung mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá hàng trăm tỷ USD.
 Tổng thống Mỹ Donald Trump (bên phái) và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hac chuẩn bị họp báo trước khi ký Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 hồi tháng 1/2020.
Cụ thể, Ủy ban chuyên gia, do Cơ quan Giải quyết tranh chấp của WTO thành lập, đã phán quyết rằng các mức thuế mà Mỹ áp đặt đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2018, trị giá 400 tỷ USD, là "không phù hợp" với các quy định thương mại toàn cầu, đồng thời "khuyến cáo Mỹ cần đưa ra các biện pháp nhằm thực hiện các cam kết của mình."
Tuy nhiên, dù phán quyết trên ủng hộ các khiếu nại của Trung Quốc, Washington có thể phủ quyết quyết định này bằng cách đưa ra kháng cáo trong vòng 60 ngày tới.
Trong một phản ứng đầu tiên, Mỹ đã tuyên bố phán quyết trên là không công bằng và WTO đã thiên vị Trung Quốc. Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer nêu rõ Mỹ "phải được quyền tự vệ trước những quy tắc thương mại không công bằng và chính quyền của Tổng thống Trump sẽ không để Trung Quốc lợi dụng WTO để có lợi thế hơn công nhân, doanh nghiệp, nông dân và chủ trang trại Mỹ."
Israel ký thỏa thuận bình thường hóa với UAE, Bahrain
Ngày 15/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chủ trì lễ ký kết thỏa thuận bình thường hóa quan hệ lịch sử giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Bahrain tại Nhà Trắng, mở ra chương mới cho mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.
 Từ trái qua phải: Ngoại trưởng Bahrain Abdullatif bin Rashid al Zayani, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế UAE Sheikh Abdullah bin Zayed al Nahyan tại lễ ký kết thỏa thuận hòa bình. 
Tại Washington, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã ký kết các thỏa thuận bình thường hóa với Ngoại trưởng Bahrain Abdullatif bin Rashid al-Zayani và Ngoại trường UAE Sheikh Abdullah Bin Zayed Al Nahyan tại bãi cỏ phía Nam, Nhà Trắng với sự tham dự của hơn 200 quan khách.
Ngoài các thỏa thuận song phương  mà Israel, UAE và Bahrain ký, ba nước sẽ ký một văn bản ba bên.
Phát biểu tại lễ ký, Tổng thống Trump ca ngợi đây là bước tiến lớn hướng tới một tương lai mà ở đó mọi người dân thuộc mọi tín ngưỡng và nguồn gốc sẽ cùng chung sống hòa bình và thịnh vượng khi khẳng định: “Chúng ta ở đây để thay đổi tiến trình lịch sử. Sau nhiều thập kỷ chia rẽ và xung đột, chúng ta đánh dấu một bình minh của một Trung Đông mới”.
Các thỏa thuận mang tên Hiệp định Abraham là thỏa thuận đầu tiên kể từ khi Israel và Jordan ký hiệp ước hòa bình vào năm 1994. Theo đó, Israel đã nhất trí đình chỉ áp đặt chủ quyền đối với các khu vực thuộc Bờ Tây mà nước này đang thảo luận về việc sáp nhập.
Trước đó, vào ngày 13/8, Tổng thống Trump thông báo UAE và Israel đã nhất trí hướng tới bình thường hóa quan hệ trong một thỏa thuận do Mỹ làm trung gian. Thỏa thuận hòa bình là kết quả của các cuộc thảo luận kéo dài, mới được đẩy nhanh tiến độ giữa Israel, UAE và Mỹ. Theo thỏa thuận, Israel sẽ đình chỉ kế hoạch sáp nhập các vùng lãnh thổ thuộc Bờ Tây.
Liên tiếp xảy ra các vụ tấn công phái bộ ngoại giao phương Tây ở Iraq
Các nguồn tin an ninh và ngoại giao ngày 15/9 cho biết trong 24 giờ qua, đã xảy ra 3 cuộc tấn công riêng rẽ nhằm vào các cơ sở ngoại giao hoặc quân sự của phương Tây tại Iraq, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ leo thang căng thẳng mới.
 Khói đen xuất hiện sau các vụ tấn công.
Sáng 15/9, một thiết bị nổ tự chế đã nhằm vào một chiếc xe của Đại sứ quán Anh đang từ sân bay Baghdad về tòa đại sứ.
Đây là vụ tấn công đầu tiên nhằm vào một chiếc xe của Chính phủ Anh ở Iraq trong hơn một thập kỷ qua và đã xảy ra ngay bên ngoài Vùng Xanh - nơi an ninh được siết chặt tại các tòa nhà của Đại sứ quán Anh và các phái bộ ngoại giao khác.
Đêm 14/9, hai quả rocket Katyusha đã nhằm vào Đại sứ quán Mỹ ở Vùng Xanh. Tuy nhiên, hệ thống phòng thủ rocket C-RAM của Đại sứ quán Mỹ đã bắn hạ cả 2 rocket này.
Dù các vụ việc trên không gây thương vong, song các quan chức Iraq cho biết sự gia tăng các cuộc tấn công như vậy là một cách gián tiếp nhằm gây sức ép cho chính quyền trong bối cảnh Baghdad cố gắng chống tham nhũng. 
Ông Trump xác nhận từng lên kế hoạch ám sát Tổng thống Syria
Trao đổi với đài Fox News ngày 15/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận ông từng lên kế hoạch ám sát Tổng thống Syria Barshar al-Assad vào năm 2017. “Tôi đã có thể loại trừ ông ấy. Tôi đã quyết định xong cả rồi, ông Mattis không muốn làm điều đó” – ông Trump nói với Fox News.
Người mà ông Trump muốn nói tới là ông James Mattis, giữ vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2019.
 Tổng thống Syria Barshar al-Assad.

Ông Trump nói ông không hối tiếc khi quyết định không theo đuổi kế hoạch ám sát ông al-Assad. Tuy nhiên ông Trump phê phán ông Mattis, người ông từng cho rằng đã được “đánh giá quá cao”.
Bản thân ông Mattis cũng có nhiều bất đồng và từng chỉ trích ông Trump. Ông đã từ chức vào tháng 12/2018 vì phản đối việc ông Trump quyết định rút quân khỏi Syria.
Chính sách của Mỹ trong hơn bốn thập niên qua chủ yếu cấm chính phủ liên quan đến các hành động ám sát các lãnh đạo nước ngoài.
Lời thừa nhận mới nhất này của ông Trump trái với những lời phủ nhận trước đó của ông, rằng ông không hề tìm cách giết ông al-Assad.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ