Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tinh tế tên đường, tên phố

Kinhtedothi - Hôm nay (5/12), HĐND TP Hà Nội xem xét tờ trình đề nghị đặt tên 42 tuyến phố mới cho Hà Nội. Năm nào cũng vậy, tên đường, tên phố cũng được bổ sung đặt mới.

Với người yêu Hà Nội, tên đường, tên phố không chỉ gợi nhớ những địa danh mang tính điểm đến mà còn là nét văn hóa và cả chiều dài lịch sử của mảnh đất nghìn năm văn hiến.

Chẳng phải vô tình, Hà Nội chọn khu vực quanh Hồ Tây (quận Tây Hồ) mang tên những con phố của các thi nhân, họa sĩ như Đặng Thai Mai, Tô Ngọc Vân và mở ra các tên tuổi thời hiện đại như Trịnh Công Sơn. Các con phố quanh quận Cầu Giấy cũng là sự kết nối của đời vua, quan: Thành Thái, Trần Thái Tông, Dương Đình Nghệ… Cách đặt tên đường phố Hà Nội là sự tiếp nối những dụng ý của Thị trưởng Trần Văn Lai từ thời kỳ năm 1945. Nếu người Pháp chọn các tên phố mang tên danh nhân Pháp, Thị trưởng Trần Văn Lai đã đặt các tên phố chính quanh Hồ Gươm mang tên các danh nhân Việt Nam, gắn với thời kỳ đầu dựng nước như Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Lý Nam Đế. Phố chính Trần Hưng Đạo giáp với một loạt phố nhỏ mang tên các danh tướng thời Trần như Trần Bình Trọng, Dã Tượng, Yết Kiêu. Tương tự, phố chính Lê Thái Tổ nối với các phố mang tên những tướng thời Hậu Lê như Lê Lai, Lê Thạch, Đinh Lễ - trong khi trục đường cạnh sông Hồng lại gắn với những tướng giỏi về thủy chiến thời Trần như Trần Khánh Dư, Nguyễn Khoái, Trần Quang Khải.

Trong 42 tên đường phố được trình xin ý kiến đặt tên năm 2018, có những danh nhân được mong đợi đặt tên từ nhiều năm trước như doanh nhân Trịnh Văn Bô và họa sĩ Bùi Trang Chước. Doanh nhân Trịnh Văn Bô gắn với tinh thần yêu nước từng hiến hơn 5.000 lượng vàng cho Chính phủ trong “Tuần lễ vàng” năm 1945. Họa sĩ Bùi Trang Chước là người đã vẽ Quốc huy Việt Nam hiện tại. Sẽ không còn ở đâu hợp lý hơn khi đặt phố Trịnh Văn Bô trên trục đường kéo dài thuộc khu đô thị Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm). Vị trí đặt tên đường Trịnh Văn Bô không chỉ vì con đường to rộng, xứng tầm với công lao cống hiến cho Chính phủ trong “Tuần lễ vàng” mà con phố nằm liền kề phố Trần Hữu Dực - một chiến sĩ cách mạng kiên cường, nổi bật lên trong phong trào cách mạng ở Quảng Trị trong những năm 20 - 30 của thế kỷ XX. Hoặc những cái tên dự kiến trong lần đặt lần này như danh nhân Nguyễn Quốc Trị (quận Cầu Giấy), Nguyễn Bặc (huyện Thanh Trì) cũng mang những dụng ý tinh tế không kém.

Mỗi năm qua đi, chúng ta mừng vì TP có thêm những tuyến phố mới - trong đó có những tuyến phố mang tên danh nhân. Và cũng hy vọng trong tương lai, cách đặt tên đã thành truyền thống ấy sẽ tiếp tục được nghiên cứu xây dựng một cách bài bản, khoa học, để những con phố mới sớm trở nên gần gũi, thân thuộc với mỗi người dân Hà Nội.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

17/01/2025 | 21:55

Hơn 20 năm không ngừng sáng tạo và đổi mới, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã thổi một làn gió mới vào nghệ thuật sơn mài truyền thống, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của làng nghề Thủ đô. Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tạo ra 45 bức tượng rắn độc đáo với nhiều hình thái khác nhau.

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

16/01/2025 | 17:39

Kinhtedothi - Từ ngày 18/1, tại nhiều điểm di sản, giao lưu văn hóa như phố cổ Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Làng cổ Đường Lâm diễn ra các chương trình trải nghiệm “Tết truyền thống” với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn.

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

29/12/2024 | 09:54

Kinhtedothi - Âm nhạc luôn gắn liền với đời sống và tâm hồn người dân Thủ đô, góp phần tạo nên văn hóa đặc sắc của Hà Nội. Để xây dựng chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh, cần bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống, đồng thời khuyến khích những sáng tạo mới.

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

27/12/2024 | 11:58

Kinhtedothi - Sáng 27/12, UBND quận Ba Đình tổ chức tổng kết thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2025.

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

23/12/2024 | 21:31

Kinhtedothi - Trong nhịp sống hối hả của thời đại, việc giữ gìn sự sạch sẽ và văn minh nơi công cộng không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là thước đo văn hóa của cả cộng đồng. Thế nhưng, xả rác bừa bãi tưởng chừng như nhỏ nhặt lại đang trở thành một vấn đề nhức nhối.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ