5 trường hợp không được thực hiện tinh giản biên chế
Kinhtedothi - Bộ Nội vụ vừa ban hành Công văn 5670/BNV-TCBC về thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Theo đó, có 5 nhóm đối tượng không được thực hiện tinh giản biên chế.
Trong thời gian qua, Bộ Nội vụ nhận được báo cáo kết quả thực hiện tinh giản biên chế của các Bộ, ngành, địa phương để kiểm tra theo quy định.
Qua kiểm tra kết quả thực hiện tinh giản biên chế, có một số Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tinh giản biên chế chưa đúng đối tượng nên Bộ Nội vụ đã phải yêu cầu báo cáo, giải trình và đề nghị không thực hiện tinh giản biên chế đối với các trường hợp sau:
Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mà vẫn bố trí vào làm công chức, viên chức hoặc cán bộ cấp xã.
Công chức, viên chức có 2 năm liên tiếp bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ nhưng vẫn đề nghị giải quyết tinh giản biên chế.
Công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ đề nghị giải quyết tinh giản biên chế nhưng vẫn được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định.
Chưa đủ thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để tinh giản biên chế ở tuổi nghỉ hưu thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường.
Công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng không làm rõ được việc sắp xếp tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị,...
Do vậy, để tránh trường hợp phải khắc phục việc giải quyết tinh giản biên chế không đúng quy định, Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần phải thực hiện tinh giản biên chế đúng đối tượng, áp dụng đúng chế độ, chính sách tinh giản biên chế và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Hà Nội: Quyết nghị giao bổ sung hơn 2300 biên chế giáo viên năm học 2022-2023
Kinhtedothi-Chiều nay, 12/9, tại Kỳ họp thứ 9 - kỳ họp chuyên đề, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp TP năm 2022 và giao bổ sung viên chức giáo viên năm học 2022-2023.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Tinh giản biên chế tạo nguồn lực để tăng lương
Kinhtedothi - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, tinh giản bộ máy đã giúp tiết kiệm được nguồn kinh phí lớn để tạo nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
Thủ tướng: Tinh giản biên chế phải sát với tình hình thực tế
Kinhtedothi - Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 5/11, về vấn đề tinh gọn bộ máy ở chính quyền địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, phải thực hiện tinh giản biên chế gắn với nâng cao chất lượng công vụ của cán bộ, công chức, nhưng đảm bảo sát với thực tế.