Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tư duy mới trong cách làm công nghiệp ô tô

Kinhtedothi - Cuối tuần qua (ngày 7/4), trong chuyến công tác tại Ninh Bình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham quan dây chuyền sản xuất tại nhà máy ô tô của Tập đoàn Hyundai Thành Công.

Cho rằng nội địa hóa hoàn toàn 100% chi tiết ô tô là vấn đề khó, Thủ tướng đã mở ra những hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp này.
Đối diện với không ít thách thức
Công nghiệp ô tô không chỉ là sản xuất ô tô mà còn là thương hiệu của một quốc gia nên tại kỳ họp vừa qua, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội xem xét những chính sách tạo điều kiện để Việt Nam có thể hình thành ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Vì trên thế giới, những nước có từ 50 triệu dân đã có ngành công nghiệp ô tô, trong khi đó Việt Nam có thị trường tới gần 100 triệu dân.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
Nhớ lại cuộc họp báo cuối năm 2016, đại diện Bộ Công Thương đã thẳng thắn thừa nhận mục tiêu đạt tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi 60% vào năm 2010 đã hoàn toàn thất bại. Đến nay, tỷ lệ này mới đạt bình quân khoảng 18%. Cùng với nhận định nay, rất nhiều phân tích về nguyên nhân được đưa ra, trong đó có nguyên  nhân quan trọng xuất phát từ Chiến lược phát triển ngành công nghiệp này. Đơn cử, trong chính sách kêu gọi đầu tư, một loạt các liên doanh lớn như Fiat, Ssangyong, PMC, BMW, Mazda, GM Daewoo, Daihatsu, Toyota, Honda, Isuzu, Ford, Hino, Mercedes-Benz, Mitsubishi và Suzuki... sau hàng chục năm vào Việt Nam tỷ lệ nội địa hóa đều thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra. Những liên doanh này đến nay chủ yếu vẫn là nhập khẩu linh kiện để lắp ráp. Rồi những nguyên nhân đến từ phát triển công nghiệp hỗ trợ, chính sách xuất nhập khẩu… cũng đã được phân tích, mổ xẻ.
Trong khi đó, tới đây, ngày 1/1/2018 ngành công nghiệp ô tô trong nước có thêm những thách thức mới khi thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sẽ xuống 0% trong ASEAN đối với các sản phẩm có tỷ lệ nội khối đạt 40% trở lên (tỷ lệ 40% linh kiện sản xuất trong các nước ASEAN). Nhiều nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước lo lắng, rất có thể giấc mơ của họ sẽ "chết thêm lần nữa" khi mà thuế suất nguyên chiếc là 0% nhưng thuế nhập linh phụ kiện trung bình vẫn 18%. Điều này khiến nỗ lực biến công nghiệp ô tô thành một ngành mũi nhọn đã được xác định từ hơn 20 năm trước “phá sản” khi mà các DN có vốn đầu tư nước ngoài, các liên doanh gia tăng tỷ trọng xe nhập khẩu để tìm kiếm lợi nhuận thay vì tiếp tục loay hoay với bài toán sản xuất trong nước.
Giải pháp mới cho bài toán cũ
Công nghiệp ô tô trong nước đang đứng trước ngổn ngang những thách thức. Tuy nhiên, thay vì thuận theo xu hướng nhập khẩu, vẫn có những DN tìm cho mình cách làm riêng. Hai DN sản xuất ô tô trong nước là Thành Công và Trường Hải là một ví dụ khi vẫn tiếp tục quyết định tập trung đầu tư vào nhà máy để sản xuất. Thậm chí, mục tiêu hướng tới là xuất khẩu ô tô ra thị trường quốc tế. Mục tiêu mà Trường Hải xây dựng dựa trên nền tảng 20 năm DN này đi lên từ sản xuất xe tải, xe bus. Ngoài ra, DN này cũng tham gia đầu tư bất động sản, nông nghiệp công nghệ cao theo chiến lược phát triển thành tập đoàn đa ngành. “Đây là cơ sở để các lĩnh vực có thể bổ trợ cho nhau – Chủ tịch HĐQT Công ty Ô tô Trường Hải Trần Bá Dương nhấn mạnh. Chính vì thế không hề ngẫu nhiên mà trong hai năm trở lại đây, Trường Hải có thể liên tiếp giảm giá đến mức gây sốc cho thị trường đối với các loại xe Kia và nhất là Mazda. Và giữa tháng 3/2017, Trường Hải đã tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất ô tô Mazda mới với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, tổng công suất 100.000 xe/năm.

Lắp ráp linh kiện tại Nhà máy Ô tô Hyundai Thành Công. Ảnh: Quốc Toản

Trong khi đó, ra đời muộn hơn (thành lập năm 2009), Tập đoàn Thành Công lại chọn hướng đi riêng khi chọn là đối tác của Tập đoàn Hyundai (Hàn Quốc). Ngay sau khi ra đời, cũng với thế mạnh DN đa ngành, trong đó có lĩnh vực cơ khí, Thành Công tập trung chia sẻ lợi nhuận giữa các lĩnh vực khác nhau và tiết kiệm chi phí tối đa để dồn lực tăng nhanh thị phần cho Hyundai. Đến nay, sau 8 năm phân phối và một phần tham gia lắp ráp, những chiếc xe Hyundai do Thành Công sản xuất và phân phối đã trở thành thương hiệu ô tô du lịch lớn thứ hai tại Việt Nam.
Nếu không có sự quyết tâm của một số địa phương, DN thì Chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam có thể thất bại, đó là nhận định mà Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại buổi làm việc với Tập đoàn Thành Công cuối tuần qua. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý đến những tồn tại của DN ô tô trong nước như chủ yếu còn lắp ráp, thị phần còn ít, chưa có dòng sản phẩm đặc sắc, riêng biệt, nổi trội. “Đến năm 2018, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ một số thị trường sẽ về mức 0%, nên nếu không nỗ lực làm tốt sẽ vấp phải vấn đề không hiệu quả” – Thủ tướng chỉ rõ và nhấn mạnh đến việc, hợp tác, cùng nhau có lợi, cùng phát triển, kể cả trong nước và quốc tế.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ