Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nếp sống gia đình truyền thống đối diện nguy cơ mai một

Kinhtedothi – Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Đan Phượng có khoảng 350 – 400 cặp vợ chồng ly hôn, tỷ lệ ly hôn ở độ tuổi 30 – 40 tăng so với trước - đó là thông tin được Chủ tịch Hội LHPN huyện Đan Phượng đưa ra trong hội thảo “Bàn về văn hóa ứng xử gia đình, làng xã trong quá trình xây dựng nông thôn mới Thủ đô” diễn ra sáng 20/12.

Ngày 20/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội phối hợp với Hội Nữ trí thức Hà Nội tổ chức hội thảo “Bàn về văn hóa ứng xử gia đình, làng xã trong quá trình xây dựng nông thôn mới Thủ đô”. Hội thảo tập trung trao đổi về tác động tích cực của văn hóa trong xây dựng nông thôn mới; những giá trị của văn hóa ứng xử gia đình, làng xã trong xây dựng nông thôn mới.

 Toàn cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: Minh An.

 

Văn hoá ứng xử ở gia đình, làng quê biến đổi

 

Tại Hội thảo, theo đánh giá của những nhà nghiên cứu văn hoá, quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Nhiều mô hình đã khẳng định sự phát triển bền vững khi chọn nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hữu cơ, an toàn, theo chuỗi, khép kín vừa cho năng suất tốt, giữ gìn môi trường vừa cho sản phẩm sạch, chất lượng. Đồng thời, theo TS Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội: “Việc khai thác các thương hiệu như cốm làng Vòng, đậu kẻ Mơ, vịt cỏ Vân Đình, gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc và hàng trăm nghề truyền thống khác đã thúc đẩy việc xây dựng nông thôn mới có bản sắc riêng của Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên không phải nơi nào cũng vừa khai thác đúng yếu tố văn hoá truyền thống vừa phát huy được hiệu quả trong lĩnh vực kinh tế - xã hội”.

 

Các chuyên gia văn hoá đã chỉ ra rằng, những nơi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới chưa đạt được kết của như mong muốn là do chưa tìm được tiếng nói chung trong cộng đồng, tư duy manh mún, nhỏ lẻ. Người già bảo thủ, người trẻ xem thường nông nghiệp, có xu hướng ly hương tìm miền đất hứa đã làm cho nông nghiệp, nông thôn không phát triển. “Những địa phương này tuy vẫn hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới nhưng không khí đổi mới thực sự chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô” – TS Nguyễn Viết Chức nhấn mạnh.

 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là mỗi cá nhân trong gia đình, làng xã đã có những thay đổi trong lối sống, suy nghĩ và văn hoá ứng xử. Theo Chủ tịch Hội LHPN huyện Đan Phượng Nguyễn Thị Bảy: Những kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội đã giúp đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ngày càng cao hơn, nhưng đạo đức gia đình có biểu hiện xuống cấp, nếp sống gia đình truyền thống đối diện nguy cơ mai một, sự gắn kết các thành viên trong gia đình giảm sút. Các gia đình trẻ có xu hướng sống độc lập, đề cao hạnh phúc cá nhân, quan hệ khép kín dẫn đến mối quan hệ tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình lỏng lẻo. Thời gian dành cho nhau của các thành viên trong gia đình ngày càng ít đi; tình trạng bạo hành trong gia đình, ly hôn có chiều hướng tăng. Những năm gần đây, trên địa bàn huyện có khoảng 350 – 400 cặp vợ chồng ly hôn, tỷ lệ ly hôn ở độ tuổi 30 – 40 tăng.

 

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu văn hoá chỉ ra rằng, trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới vẫn còn những tiêu chí cứng như phải có nhà văn hoá, đạt bao nhiêu % về gia đình văn hoá. Trên thực tế, có nhà văn hoá chưa hẳn đã có hoạt động văn hóa đúng nghĩa. Đôi khi thực tiễn với lý thuyết có khoảng cách khá xa vời.

 

Cần xây dựng Quy tắc ứng xử trong gia đình

 

Trao đổi các giải pháp nhằm phát huy giá trị của văn hóa ứng xử trong gia đình, làng xã trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô, Thạc sĩ Hoa Hữu Vân – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình – Bộ VHTT&DL đề xuất lồng ghép Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình khi sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước góp phần thực hiện có chất lượng Chương trình 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, đồng thời, góp phần xây dựng nông thôn mới của Thủ đô những năm tiếp theo.

 

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đan Phượng Nguyễn Thị bảy đề xuất, TP cần có những chính sách chuyên biệt, cụ thể theo từng nhóm đối tượng (trẻ em, thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi) về công tác gia đình; cần xác định rõ xây dựng văn hóa ứng xử gia đình là một nhiệm vụ cụ thể trong Nghị quyết, kế hoạch, chương trình công tác nhiệm kỳ và hằng năm của các cấp ủy Đảng, chính quyền; cần đưa nội dung tiêu chí đánh giá về văn hóa ứng xử trong gia đình là một tiêu chí trọng tâm trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới Thủ đô.

 

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu văn hoá cũng đề nghị, ngành Văn hóa, thông tin TP cần có những nghiên cứu để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong gia đình cụ thể hơn so với tiêu chí đánh giá gia đình văn hóa hiện nay để làm tài liệu tuyên truyền và để đánh giá kết quả thực hiện công tác gia đình.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ