Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Văn hóa soi đường cho quốc dân đi

Kinhtedothi - Chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ diễn ra vào ngày 24/11, Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ VHTT&DL phối hợp tổ chức triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Triển lãm cho thấy rõ quan điểm "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" mà Bác Hồ từng phát biểu cũng như đã thực hiện trong suốt cuộc đời mình, qua những chỉ đạo, những cuốn sách Bác viết, bức thư Bác gửi các trí thức, văn nghệ sĩ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp của công nhân Nhà máy ô tô 1/5 (Hà Nội), lá cờ đầu của phong trào bổ túc văn hoá ngành công nghiệp, ngày 19/12/1963 (Ảnh tư liệu)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa đất nước
Hình ảnh, tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam là những điểm nhấn quan trọng tại triển lãm. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/1946, Người chỉ rõ “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Lời dạy đó đã trở thành kim chỉ nam xuyên suốt quá trình phát triển văn hóa Việt Nam.

Khắc họa những tư tưởng của Bác về văn hóa, triển lãm trưng bày những hình ảnh, hiện vật, tài liệu, thư, bản thảo, tác phẩm của Người về văn hóa nghệ thuật, với các văn nghệ sĩ, trí thức, nhà khoa học Việt Nam. Bác đã có rất nhiều bài nói, bài viết, tác phẩm, thư gửi các hội nghị trong lĩnh vực này: Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị cán bộ văn hóa, ngày 28/2/1957; sách “Con người xã hội chủ nghĩa” xuất bản năm 1961. Người không chỉ nhấn mạnh vị trí, vai trò của văn hóa mà còn đề ra nhiều chiến lược, nhiệm vụ quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặc biệt chú ý đến vai trò của văn nghệ sĩ: “Văn hóa, nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Đặc biệt, công chúng cũng được khám phá nhiều hiện vật về Bác như bộ sưu tập thiệp chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tượng “Chân dung Bác Hồ” của nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim sáng tác năm 1946; đôi guốc mộc, bộ quần áo nâu cho thấy sự giản dị của Bác Hồ. Những hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa được nhiều người biết tới cũng được giới thiệu trong triển lãm như Bác đang chăm chú tìm hiểu về trống đồng Đông Sơn tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hay đang đọc bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Văn hóa gắn liền với lịch sử dân tộc

Phát biểu khai mạc triển lãm, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cho biết, Ban Tổ chức mong muốn giới thiệu tới công chúng sự giàu có của văn hóa, di sản nước nhà, về vai trò quan trọng của văn hóa với sự phát triển của đất nước. Những hình ảnh, tư liệu, hiện vật quý về văn hóa Việt Nam từ văn hóa Đông Sơn, văn hóa Chăm… tới nay, đặc biệt là nền văn hóa trong thời đại Hồ Chí Minh được giới thiệu tới công chúng. Trong đó, bản “Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943” là văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ. Cũng không thể không nhắc đến dấu mốc Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa VIII (tháng 7/1998) đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, khẳng định “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội”.

Đến tham quan triển lãm, bà Nguyễn Diệp Anh – cán bộ về hưu chia sẻ: “Trong kỳ họp Quốc hội gần đây, nhiều đại biểu Quốc hội phát biểu về phát huy sức mạnh mềm của đất nước. Tôi cho rằng, văn hoá chính là sức mạnh mềm của đất nước trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Tôi rất xúc động khi được nhìn thấy các tài liệu, hiện vật tại triển lãm. Đặc biệt, mỗi tủ trưng bày, Ban Tổ chức đều có mã QR để người xem có thể tìm hiểu chi tiết và suy ngẫm”.

Đánh giá về công tác tổ chức sự kiện, ông Trương Thế Tùng (quận Đống Đa, Hà Nội) cho hay: “Trong bối cảnh dịch Covid-19, Ban Tổ chức làm được như vậy là sự cố gắng của ngành văn hóa. Xem các tài liệu, hiện vật tại triển lãm, tôi thấy rất ý nghĩa. Những hiện vật trưng bày tại triển lãm đều là kỷ vật thiêng liêng về Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn hóa dân tộc”.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ