Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vay - trả thần linh

Kinhtedothi - Tháng Chạp năm Bính Tuất mới bước qua được mấy ngày, Phủ Tây Hồ tấp nập người đội mâm lễ tiến vào ban thờ mẫu Liễu Hạnh để cầu khấn và trả lễ.

 Ảnh minh họa
Và chốn linh thiêng, nơi đông người vẫn là các hình ảnh quen thuộc, vàng mã đốt nghi ngút, tiền lẻ nhét từ chân tượng Phật đến gốc cây ngoài sân phủ, đền, biển người chen chúc cầu khấn, người sau cúi cầu sát lưng người khác… Niềm tin tâm linh vẫn còn sự mù quáng và những ứng xử hết đỗi tầm thường nơi đất Phật.
Không chỉ có Phủ Tây Hồ, nơi tập trung những “tín đồ” tâm linh đi trả lễ, mà đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), đền Bảo Hà (Lào Cai), đền Bắc Lệ (Lạng Sơn) hay đền Chúa Thác Bờ (Hòa Bình)… cũng tắc nghẽn hàng kilômét từ ngoài vào khu thờ chính. Với quan niệm “vay - trả” ấy, nhiều người vào đầu năm vẫn tìm tới những cơ sở tín ngưỡng này để “vay” tiền, “vay” lộc nhằm giúp cho việc kinh doanh, buôn bán, công danh thuận lợi hanh thông. Để rồi, vào cuối năm, họ quay lại những nơi từng đi vay, để cám ơn sự phù hộ cho công việc của mình. Và, đã “vay” thì phải “trả”. Như những câu chuyện vẫn được kể quanh sự vay - trả ấy, có những người khi “đầu năm đi vay” còn hứa là vay một trả 3, thậm chí vay một trả 10. Việc vay bao nhiêu, bao giờ trả là tùy mỗi người. Để rồi, khi ‘trả”, hàng núi tiền âm phủ, đồ mã được đốt hết, như lời hứa khi trước của người đi vay nợ. Chính vì vậy, dù các cơ sở quản lý di tích đã tuyên truyền trên loa, bố trí người túc trực ở lò hóa mã để nhắc nhở người đi lễ công đức nhập kho đồ mã… nhưng hiện tượng đốt vàng mã không vì thế giảm đi. Ngân hàng Nhà nước hạn chế in tiền lẻ, nhưng tiền vẫn rải đầy chân Phật, vứt vương vãi trên ga cáp lên động… Đến khi hết mùa trả lễ, nhà chùa chở hàng bao tải tiền lẻ gửi ngân hàng, người ta mới “giật mình”… dân ta nhiều tiền lẻ đến vậy.

Đã khá nhiều lần, trong các cuộc hội thảo về lễ hội, quan niệm “đầu năm đi vay - cuối năm trả lễ” được nhắc tới trong sự băn khoăn của các chuyên gia. Ai cũng khẳng định, những nhân vật huyền thoại ấy đều không có chút gì liên quan tới việc buôn bán, hay tới tư duy “vay - trả” mà nhiều người đang hướng về. Thẳng thắn, việc “vay - trả” ở đây mang ý nghĩa tâm linh, mọi người chỉ nên coi là một trong những nét văn hóa tín ngưỡng. Và chắc chắn, vẫn có một ranh giới không nhỏ giữa sự biết ơn và tấm lòng tri ân - nét đẹp vốn có trong đạo lý của người Việt - với sự mê tín thái quá, a dua chạy theo đám đông bằng suy nghĩ “trần sao âm vậy” rất kệch cỡm.

Như triết lý của người xưa, cái lễ cốt nằm ở chữ tâm - chứ không phải chuyện nhiều ít. Và, khi chuyện trả lễ cuối năm không xuất phát từ tâm thức - mà từ sự hám lợi về vật chất - thì sự nghiêm túc trong chuyện trả - vay ấy bỗng trở nên quá đỗi tầm thường.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ