Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Về Bình Đà tri ân Khai Quốc Thần

Kinhtedothi - Không phải ai cũng biết ngay tại Thủ đô Hà Nội, đền Nội - Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai) mới là ngôi đền gốc thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.

Danh thơm Bình Đà lưu giữ bảo vật quốc gia
Cụ Bùi Đăng Thịnh, nguyên thủ từ đền Nội - Bình Đà cho biết, đền Nội gắn liền với truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh 100 trứng, nở ra 100 người con, 50 người theo mẹ lên núi, 50 người xuống biển cùng cha. Đất Bình Đà bây giờ chính là nơi Lạc Long Quân lệnh cho các con dừng chân xây dựng cơ nghiệp. Khi Quốc Tổ về trời, ngài được các Vua Hùng và dân làng an táng tại gò Tam Thai (Ba Gò) thuộc đất Bảo Đà (Bình Đà ngày nay). Để tri ân công đức của Quốc Tổ Lạc Long Quân, dân làng Bảo Đà đã lập đền Nội cùng bức đại tự “Vi Bách Việt Tổ” (Tổ Dân Bách Việt).
 Nhân dân các thôn dâng lễ vào Đền Nội - Bình Đà.   Ảnh:  Nguyễn Hoa
Sử sách cũng ghi rõ, năm Nhâm Thân (1032), Vua Lý Thái Tông mở Lễ hội Tịch điền ở vùng Đỗ Động Giang thuộc đất Bảo Đà, nhà vua đã Hiến sắc suy tôn Lạc Long Quân là “Khai Quốc Thần”. Suốt 6 thế kỷ, 16 vị vua của các triều đại đều đích thân về Bình Đà dâng lễ Quốc Tổ và đã có 16 Hiến sắc, suy tôn Lạc Long Quân là “Khai Quốc Thần”. Các Hiến sắc này đều được lưu giữ tại đền Nội - Bình Đà và Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, đền Nội được Nhà nước và TP Hà Nội đầu tư tu bổ, tôn tạo khang trang, bề thế trong khuôn viên 10.000m2, mang đậm bản sắc phương Đông. Đền được xây theo kiểu chữ Đinh, có tường gạch bao quanh, hậu cung đặt long ngai Lạc Long Quân. Trước tiền môn là sân ngoài kề bên ao sen rộng 500m2.
Cửa đền nhìn ra hướng Tây, nơi tương truyền là khu đất táng mộ Lạc Long Quân. Điều đáng quý là trong đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật có giá trị. Nổi bật là bức phù điêu trên 1.000 năm tuổi, độc nhất vô nhị đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Bức phù điêu tạc hình Quốc Tổ Lạc Long Quân đội mũ bình thiên, mặc áo hoàng bào cùng các lạc hầu, lạc tướng của triều đình Lạc Việt dự hội đua thuyền trên dòng Đỗ Động Giang.
Cùng với đó, khu ao sen, cây quéo cổ thụ, giếng ngọc (có long mạch thông với thủy cung vươn xa về tận đất Thăng Long), nhà bia, miếu ông, trống đồng Đông Sơn Hê-gơ, gạch hoa văn xây mộ Quốc Tổ là các chứng tích cổ. Đền Nội lần lượt được công nhận là Di tích lịch sử, nghệ thuật cấp Quốc gia và Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia các năm 1985, 1990.
Giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”
Lễ hội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai) là lễ hội đầu tiên trên địa bàn Hà Nội được ghi danh lễ hội văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Bí thư Đảng ủy xã Bình Minh Phạm Đình Phùng cho biết, trước đây, lễ hội Quốc Tổ Lạc Long Quân ở Bình Đà diễn ra suốt 10 ngày, từ 27/2 - 6/3 âm lịch với rất nhiều hoạt động.
Những năm gần đây, lễ hội rút xuống còn 3 ngày, từ 4 - 6/3 âm lịch, nhưng vẫn đầy đủ nghi thức truyền thống như: Tế lễ, dâng hương, đọc chúc văn, rước và thả bánh vía… Đặc biệt, từ xưa đến nay, vào dịp lễ hội, đều có đoàn thủ từ của đền Hùng - Phú Thọ về dâng hương Quốc Tổ Lạc Long Quân và xin rước chân nhang ở hương án Đệ nhất của đền Nội về thờ với ý nghĩa cung kính đón Quốc Tổ về dự hội Đền Hùng vào ngày 10/3 âm lịch.
Lễ hội Bình Đà 2019 là một trong những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tiêu biểu nhằm tưởng nhớ bậc tiền nhân đã có công lao với đất nước. Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Lê Thị Hà cho biết, lễ hội Bình Đà năm nay được tổ chức bài bản, trang trọng, an toàn và tiết kiệm, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Phần lễ trang trọng theo đúng nghi thức truyền thống, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức.
Đặc biệt là lễ hội dàn dựng màn trình diễn về truyền thuyết Âu Cơ, Lạc Long Quân đặc sắc, quy mô lớn. Bên cạnh đó, phần hội cũng được Ban tổ chức lên kế hoạch, sắp xếp hợp lý, thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân trên địa bàn, du khách thập phương.
Phần hội năm nay bao gồm: Thi đấu cờ tướng, trò chơi dân gian bịt mắt bắt vịt, bịt mắt đập niêu; thi đấu giao lưu giải cờ tướng, cầu lông, bóng bàn. Đáng chú ý, trong khuôn khổ lễ hội, huyện Thanh Oai còn trưng bày 22 gian hàng giới thiệu sản phẩm làng nghề tiêu biểu của các xã, thị trấn trong và ngoài huyện.

|"Khu di tích Quốc gia Đền Nội Lạc Long Quân là nơi để con Lạc, cháu Hồng tỏ lòng thành kính trước tổ tiên, anh linh các vị anh hùng dân tộc. Đền Nội - Bình Đà thờ Đức Quốc Tổ kết bền chặt với đền thờ Đức Quốc mẫu Âu Cơ (tại xã Hiền Lương, huyện Hà Hòa, tỉnh Phú Thọ) và đền thờ Vua Hùng trên núi Hy Cương, thể hiện tam giác tâm linh gắn kết, tạo nên sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc to lớn và bền chặt. " - GS.TS Bùi Quang Thanh - Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

17/01/2025 | 21:55

Hơn 20 năm không ngừng sáng tạo và đổi mới, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã thổi một làn gió mới vào nghệ thuật sơn mài truyền thống, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của làng nghề Thủ đô. Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tạo ra 45 bức tượng rắn độc đáo với nhiều hình thái khác nhau.

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

16/01/2025 | 17:39

Kinhtedothi - Từ ngày 18/1, tại nhiều điểm di sản, giao lưu văn hóa như phố cổ Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Làng cổ Đường Lâm diễn ra các chương trình trải nghiệm “Tết truyền thống” với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn.

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

29/12/2024 | 09:54

Kinhtedothi - Âm nhạc luôn gắn liền với đời sống và tâm hồn người dân Thủ đô, góp phần tạo nên văn hóa đặc sắc của Hà Nội. Để xây dựng chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh, cần bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống, đồng thời khuyến khích những sáng tạo mới.

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

27/12/2024 | 11:58

Kinhtedothi - Sáng 27/12, UBND quận Ba Đình tổ chức tổng kết thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2025.

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

23/12/2024 | 21:31

Kinhtedothi - Trong nhịp sống hối hả của thời đại, việc giữ gìn sự sạch sẽ và văn minh nơi công cộng không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là thước đo văn hóa của cả cộng đồng. Thế nhưng, xả rác bừa bãi tưởng chừng như nhỏ nhặt lại đang trở thành một vấn đề nhức nhối.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ