Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xây dựng bộ quy định dán mác “Made in Vietnam”: Ngăn chặn hành vi trục lợi, lừa dối người tiêu dùng

Kinhtedothi - Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định ghi nhãn hàng hóa tiêu thụ trong nước của Việt Nam dù mang tính bắt buộc nhưng để cho DN tự lựa chọn nội dung ghi nhãn phù hợp liên quan tới xuất xứ. Tuy nhiên, với nguyên tắc "tự nguyện, tự chịu trách nhiệm" này, không ít DN đã tùy tiện hoặc lạm dụng để đánh lừa người tiêu dùng. Bài toán đặt ra cho cơ quan quản lý, nhà hoạch định chính sách là cần sớm xây dựng bộ quy định thế nào được coi là "Sản xuất tại Việt Nam" để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước.

Người tiêu dùng tham khảo mua sản phẩm LiOA tại siêu thị HC. Ảnh: Thanh Hải
Dán nhãn “Made in…” để làm gì?
Ở các nước đang phát triển, dán nhãn "Made in..." là để hưởng ưu đãi thuế quan, ưu đãi hạn ngạch với sản phẩm xuất khẩu, hay làm tăng hoặc giảm giá trị hàng hóa nhờ ảnh hưởng của nhãn xuất xứ đối với hàng nhập khẩu. Chính vì thế, người ta thường hay nói về hai loại quy tắc xuất xứ (QTXX) chính: "QTXX ưu đãi" nhằm mục đích được hưởng thuế quan ưu đãi tại thị trường nhập khẩu và "QTXX không ưu đãi". Mục đích là giúp DN hưởng ưu đãi thuế, nên nước xuất xứ thường cố gắng tận dụng quy định để DN mình có lợi thế, nước nhập khẩu thì siết chặt việc kiểm tra để khỏi thất thu thuế. Đây là lĩnh vực phức tạp với nhiều quy định dài dòng, chi li và phức tạp. Tuy nhiên, các hiệp định thương mại tự do viết rõ về các trường hợp này, các nước cứ áp theo nội dung hiệp định để thực hiện.
Điều 10 Nghị định 43 ghi rõ, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung gồm: Tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa và các nội dung khác tùy theo theo tính chất của mỗi loại hàng hóa. Điều 15 Nghị định 43 yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và tự ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình, bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.

Vấn đề đặt ra là "xuất xứ làm tăng hay giảm giá trị hàng hóa" lại chưa được đề cập. Ở góc độ xác định xuất xứ cho mục đích thương mại quốc tế thì luật lệ Việt Nam có đầy đủ và cũng theo thông lệ, nhưng chỉ để áp dụng cho hàng xuất khẩu hay nhập khẩu. Còn khi áp dụng cho hàng tiêu dùng trong nước, thì quy định cụ thể tiêu chí nào để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam là chưa có. Nói cách khác, dường như quy định về QTXX là vì lợi ích của nhà sản xuất, chứ chưa tính đến lợi ích của người tiêu dùng. Điều này dẫn đến không ít sự tranh cãi như: Điện thoại Samsung lắp ráp ở Việt Nam có được gọi là sản phẩm "Made in Vietnam" không? Mua toàn bộ linh kiện ở Trung Quốc về lắp ráp đơn giản ở Việt Nam sao lại nói là hàng Việt Nam chất lượng cao?

Gần đây nhất là Nghị định 31/2018 của Chính phủ và Thông tư 05/2018 của Bộ Công Thương đều về xuất xứ hàng hóa. Ở đây có những quy định rõ ràng, chẳng hạn nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa là "nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó”. Không những thế, kèm thông tư này, Bộ Công thương đưa ra hẳn một danh mục quy tắc cụ thể các mặt hàng dài hơn 250 trang và việc thay đổi cơ bản hàng hóa đó được xác định qua hai tiêu chí: hoặc là làm thay đổi mã số hàng hóa được sử dụng cho việc phân loại hàng hóa trên phạm vi toàn cầu hoặc tỉ lệ phần trăm giá trị nội địa hóa, mà thường là 30%.

Giá trị gia tăng nằm ở chất lượng sản phẩm

Các sản phẩm tiêu thụ nội địa ghi xuất xứ thế nào là vấn đề nội bộ của từng quốc gia, các FTA không điều chỉnh việc này. Với Việt Nam, việc ghi xuất xứ trên nhãn hàng hóa được thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Nghị định quy định nhiều vấn đề nhưng cơ bản nhất gồm 2 quy định: Trên nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện nước xuất xứ và các tổ chức, cá nhân gắn nhãn hàng hóa tự chịu trách nhiệm về ghi nước xuất xứ, dựa trên sự hiểu biết tốt nhất của họ, miễn là trung thực. Vấn đề ở chỗ, việc thiếu các quy định dán nhãn rõ ràng với hàng hóa lưu thông trong nước tạo ra các “khoảng trống” pháp lý mà DN có thể lợi dụng, trục lợi bất chính từ người tiêu dùng.
Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nếu Việt Nam đặt ra một quy định chặt chẽ về xuất xứ để sản phẩm có thể ghi “Made in Vietnam” thì chắc chắn nhiều sản phẩm sẽ không xác định được nguồn gốc xuất xứ; nếu quy định nới lỏng thì sẽ ảnh hưởng thương hiệu sản phẩm xuất khẩu, thương hiệu quốc gia và quyền lợi của người tiêu dùng.

Luật sư Trần Ngọc Trung - Cố vấn cao cấp Công ty Luật Baker & McKenzie

Theo các chuyên gia kinh tế, với đặc thù của chuỗi sản xuất toàn cầu hiện nay, DN nhiều khi nhập hàng nghìn chi tiết, linh kiện từ khắp nơi trên thế giới nên không dễ xác định xuất xứ. Do đó, nhiều nhà sản xuất sẽ ghi là "Made by Samsung" hoặc "Made by Nokia", tức ghi thông tin sản xuất bởi chính tên hãng đó. Đó là cách ghi trung thực, thể hiện thông tin như "được sản xuất tại…", "được sản xuất bởi…", hoặc "lắp ráp bởi…”. Rõ ràng với dây chuyền sản xuất hiện đại với chuỗi cung ứng toàn cầu trải dài nhiều nước, rất khó xác định xuất xứ chính xác cho sản phẩm. Do vậy, các nước cho phép DN được thông tin phù hợp nhất với đặc thù sản xuất.

“Thực tế, dù nhà sản xuất ghi là "Made in Vietnam" hay "Made in…" cũng không mang lại nhiều giá trị gia tăng bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hành, hậu mãi của DN đưa ra. Sức mạnh của người tiêu dùng mới là quan trọng nhất với một nhà sản xuất hay một thương nhân” - Luật sư Trần Ngọc Trung - cố vấn cao cấp Công ty Luật Baker & McKenzie nhấn mạnh.

Chuẩn hóa quy định “Made in Vietnam”

Với người tiêu dùng, hiểu đơn giản “Made in Vietnam” chính là hàng sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, cần nhắc lại là thực tế, tại Việt Nam vẫn chưa có một quy định cụ thể nào về việc ghi xuất xứ đối với hàng bán tại thị trường nội địa. Nhiều người tiêu dùng cho biết, xuất xứ không phải là thứ duy nhất họ quan tâm. Bên cạnh giá cả, chất lượng thì có một thứ họ quan tâm đó là thương hiệu. Ví dụ, nếu một sản phẩm như Apple thì phần lớn người tiêu dùng sẽ không quan tâm nó được lắp ở đâu và mặc định nó là hàng Mỹ. Bởi thực tế, thương hiệu Apple chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn sản phẩm của họ. Còn với những sản phẩm chưa có thương hiệu thì phần lớn chỉ quan tâm đến xuất xứ của nó.

Thực tế, tại Việt Nam chưa có nhiều sản phẩm có thương hiệu toàn cầu kiểu Apple nên người tiêu dùng quan tâm nhiều đến xuất xứ. Nhiều DN lợi dụng điều này để làm giả xuất xứ. Vì vậy, để siết chặt quản lý, ngăn chặn các hành vi trục lợi, lừa dối người tiêu dùng, Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo, chuẩn bị lấy ý kiến người dân về một bộ quy định thế nào được coi là "Sản xuất tại Việt Nam" để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước.

“Nhiều chuyên gia đồng tình quan điểm, khi có quy định sẽ lợi cả đôi đường. Bởi, DN có cơ sở gắn mác “Made in Vietnam' lên sản phẩm”, cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở xác định DN vi phạm hay không. Tuy nhiên, trong khi chờ một bộ tiêu chuẩn về hàng Made in Vietnam tiêu thụ trong nước, vấn đề quan trọng nhất vẫn là trách nhiệm, uy tín của chính DN với mỗi sản phẩm của mình. Bản thân cụm từ "Tự chịu trách nhiệm" trong quy định hiện tại của Nghị định 43/2017 của Chính phủ đã bao hàm nghĩa đó. Dù DN có ghi như thế nào trong xuất xứ hàng hóa của mình, có đẳng cấp, có công nghệ như thế nào đi chăng nữa mà người tiêu dùng không chấp nhận thì DN cũng thất bại.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khám phá trang trại đà điểu lớn nhất Việt Nam

Khám phá trang trại đà điểu lớn nhất Việt Nam

02/02/2025 | 11:55

Kinhtedothi - Trung tâm Giống đà điểu Khatoco đã xây dựng một hệ thống sản xuất, chăn nuôi đạt chuẩn và được xem là trang trại đà điểu lớn nhất Việt Nam với tổng đàn khoảng 12.000 con.

Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

11/01/2025 | 15:29

Kinhtedothi - Tỉnh Sơn La đang có trên 21.000 ha cà phê, sản lượng tăng đều qua các năm và giá trị kinh tế ngày càng cao, giúp đời sống người trồng cà phê ngày một phát triển và tạo nhiều việc làm cho lao động mùa vụ.

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

09/01/2025 | 07:41

Kinhtedothi - Tối 8/1, UBND huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) tổ chức khai mạc Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách năm 2025 với chủ đề “Sắc màu Chợ Lách”. Lễ hội diễn ra từ ngày 8-12/1/2025 với chuỗi hoạt động đặc biệt.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ