Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xây dựng thế hệ “cư dân nông thôn mới” tri thức, năng động, văn hóa hơn

Kinhtedothi-Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan tin tưởng, một chương trình phối hợp dài hạn xuyên suốt từ T.Ư đến cơ sở giữa MTTQ các cấp và ngành NN&PTNT sẽ giúp xây dựng giai cấp nông dân, một thế hệ cư dân nông thôn mới tri thức, năng động, giàu tinh thần hợp tác và giàu văn hóa hơn.

Ngày 16/3 tại Hà Nội, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ký kết Chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Phát huy vai trò chủ thể của người dân phát triển nông nghiệp hiện đại

Theo Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, Chương trình phối hợp này nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam và Bộ NN&PTNT, giữa MTTQ các cấp với cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở địa phương trong triển khai hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết và chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về phát huy sức mạnh đại đoàn kết xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trọng tâm là chỉ đạo, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025.

Chương trình cũng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các nội dung, tiêu chí NTM, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” gắn với Cuộc vận động (CVĐ) “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, người dân trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với trọng tâm là phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM.

Quang cảnh Lễ ký kết ''Chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn'' do Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam và Bộ NN&PTNT tổ chức (ảnh: Quang Vinh)

Trình bày dự thảo nội dung Chương trình phối hợp, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, Chương trình tập trung vào đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức mỗi người dân, từng gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền vận động Nhân dân, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong phát triển nông nghiệp hiện đại và trong xây dựng NTM. Đồng thời, phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” gắn với CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; nâng cao hiệu quả tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, đơn vị hoàn thiện nhiệm vụ xây dựng NTM ở các địa phương.

Cùng đó, phối hợp vận động nguồn lực thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn; hỗ trợ xây nhà đại đoàn kết cho các hộ gia đình khó khăn về nhà ở khu vực nông thôn; xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình trong xây dựng NTM, phát triển kinh tế, giảm nghèo ở địa bàn nông thôn, vận động người dân nông thôn tích cực tham gia phát triển các mô hình tổ hợp tác, HTX, trai trại, gia trại trong lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao chất lượng và thương hiệu sản phẩm nông nghiệp thông qua Chương trình mỗi xã một sản phẩm...

Hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh

Phát biểu tại đây, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đánh giá cao nỗ lực của hai cơ quan đã phối hợp chặt chẽ triển khai Chương trình ký kết này, đánh giá cao những kết quả đạt được của Bộ NN&PTNT và khẳng định: Phong trào xây dựng NTM đã làm thay đổi căn bản diện mạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hệ thống MTTQ Việt Nam từ T.Ư đến cơ sở đã phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp vận động Nhân dân thay đổi tư duy, nếp nghĩ, cách làm, ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ số, hướng tới phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

 Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cùng các đại biểu chứng kiến ký kết giữa Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan (ảnh: Quang Vinh)

Nhắc tới lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm”, ông Đỗ Văn Chiến kỳ vọng qua Chương trình, hai bên cùng nỗ lực để làm những điều có lợi nhất cho Nhân dân; nội dung ký kết có tính khả thi cao, không xa rời Nhân dân, cuộc sống. Từ đó, hai bên cần có những định hướng về nhu cầu thị trường để hỗ trợ người dân trong SXKD, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tạo động lực giúp nông dân nâng cao đời sống vật chất tinh thần, nhất là nông dân ở vùng KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

“Sau ký kết, hai cơ quan cần nỗ lực chỉ đạo để việc triển khai các nội dung đạt kết quả cụ thể, từ đó phối hợp tham mưu vận động Nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 và Hội nghị lần thứ năm BCH T.Ư Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030-tầm nhìn đến 2045, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước ta phát triển phồn vinh, hạnh phúc”, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam nêu rõ.

Từ những gợi mở đó, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đề xuất sau ký kết Chương trình phối hợp này, hai cơ quan nên tổ chức một hội nghị trực tuyến tới 63 tỉnh, TP để các địa phương có những chương trình phối hợp cụ thể, có sáng kiến để biến những nghị quyết của Đảng, chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ đi vào đời sống xã hội, từng cộng đồng dân cư. MTTQ các cấp không dừng lại ở vai trò tuyên truyền, giám sát mà còn phải động viên, cổ vũ người dân khi tiếp cận những mô hình, sáng c kiến mới.

“Nếu MTTQ các cấp truyền cảm hứng, niềm vui trong nông nghiệp để giúp người nông dân phát huy khả năng, nội lực của mình, tránh ỷ lại vào cấp ủy, chính quyền thì nội dung ký kết của hai cơ quan mới thực sự thành công. Cùng đó, cần có cách tiếp cận để phát huy năng lực, nội lực của người nông dân, để bà con tương trợ lẫn nhau. Nếu cộng đồng này thực sự mạnh, đời sống của bà con sẽ ngày càng được cải thiện. Tin tưởng một chương trình phối hợp dài hạn xuyên suốt từ T.Ư đến cơ sở sẽ mang lại thành công, hiệu quả, giải quyết được những nút thắt trong xã hội nông thôn và trong nền nông nghiệp, qua đó giúp xây dựng giai cấp nông dân, một thế hệ cư dân NTM tri thức hơn, năng động hơn, giàu tinh thần hợp tác hơn, giàu văn hóa hơn”- Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ.

Lan tỏa tinh thần của Đảng đến mọi cán bộ Mặt trận toàn Thành phố

Lan tỏa tinh thần của Đảng đến mọi cán bộ Mặt trận toàn Thành phố

Cán bộ Mặt trận "bám" dân, vận động GPMB dự án đường Vành đai 4

Cán bộ Mặt trận "bám" dân, vận động GPMB dự án đường Vành đai 4

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ