Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xoa bóp - bấm huyệt cải thiện đau mỏi sau Covid

Kinhtedothi - Đau mỏi sau Covid là hiện tượng thường gặp, do nhiều nguyên nhân.

Để cải thiện tình trạng này, chúng ta có thể cần dùng thuốc, chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý; cần đi khám bệnh khi tình trạng không cải thiện hoặc tăng nặng sau một thời gian dài. Xoa bóp - bấm huyệt là phương pháp giúp nhiều trường hợp đau mỏi sau Covid phục hồi sức khỏe tốt.

Đau mỏi sau Covid

Khi mắc Covid, mọi người thường ít hoạt động hơn bình thường. Điều này có thể gây ra đau nhức, cứng khớp và yếu cơ. Các khớp và cơ bắp tốt hơn khi chúng ta thường xuyên vận động. Yếu cơ có thể dẫn đến khó khăn trong các hoạt động như đứng, leo cầu thang, nắm chặt đồ vật bằng tay hoặc nâng cánh tay lên trên đầu.

Xoa bóp, trị liệu cho bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Việc bị bệnh Covid phải nằm trên giường kéo dài, sử dụng một số loại thuốc điều trị có thể gây đau nhức khớp và cơ. Nếu trước đó người bệnh đã có sẵn những vấn đề gây đau nhức cơ xương khớp, thì trong và sau khi mắc Covid việc đau nhức sẽ gia tăng. Những vị trí đau nhức phổ biến nhất sau khi mắc Covid là ở vai và lưng, nhưng các vấn đề về khớp và cơ có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Tình trạng đau nhức có thể kèm cảm giác như kim châm và yếu ở tay hoặc chân. Hiện tượng đau nhức sẽ được cải thiện khi khỏe hơn, nhưng nếu cảm thấy nó ngày càng nghiêm trọng thì nên đến bác sĩ để được thăm khám.

Nên cố gắng quay trở lại các hoạt động thường ngày của mình. Cố gắng tăng dần số lượng chuyển động và hoạt động. Các khớp và cơ được thiết kế để di chuyển nhưng cần tự điều chỉnh và nghỉ ngơi khi cần thiết. Chú ý đến các triệu chứng khác khi vận động như mệt mỏi và khó thở. Vận động vừa sức và làm nhiều hơn một chút mỗi ngày. Theo thời gian, người bệnh sẽ thấy mình ngày càng có thể làm được nhiều việc hơn.

Dùng phương pháp xoa bóp - bấm huyệt

Khi mắc Covid 19, chúng ta thường trở nên ít hoạt động hơn và thậm chí là không hoạt động khi phải nằm trên giường bệnh lâu ngày, do đó cơ bắp sẽ cứng lại và căng hơn, các khớp không hoạt động sẽ ít được bôi trơn. Xoa bóp - bấm huyệt giúp làm mềm cơ, làm tăng độ đàn hồi của mô bằng cách tăng lưu lượng máu đến các khu vực, giảm căng cơ tổng thể, phát triển khối lượng cơ, tăng sức cơ, tăng tuần hoàn dinh dưỡng cơ để phòng chống teo cơ cứng khớp. Nếu một mô có độ đàn hồi thấp thì khả năng bị tổn thương hoặc đứt ra khi bị căng sẽ tăng lên. Xoa bóp - bấm huyệt có thể làm tăng độ đàn hồi của mô thông qua việc tăng nhiệt độ của các mô bằng việc tăng lưu thông máu, làm ấm các mô cho phép chúng thư giãn. Sự gia tăng độ đàn hồi của mô sẽ cải thiện hiệu suất, tính linh hoạt và phạm vi chuyển động, giúp người bệnh có thể đi lại, tham gia tập thể dục, có thể giúp họ khỏe mạnh và giảm nguy cơ té ngã.

Xoa bóp - bấm huyệt có thể làm giảm cơn đau bằng cách giải quyết các mô sẹo kết dính hoặc căng cơ, hỗ trợ loại bỏ các chất thải, tăng nhiệt độ mô. Xoa bóp có thể giúp giảm đau, thông qua lý thuyết cổng đau và giảm căng cơ. Việc ngăn chặn các thông điệp đau đến não được thực hiện bởi vì các thông điệp xoa bóp bấm huyệt được gửi đến một sợi thần kinh thay thế và dẫn truyền nhanh hơn. Căng cơ có thể dẫn đến đau do tích tụ các chất cặn bã và kết dính các sợi collagen.

Các tác dụng rất tốt khác của xoa bóp bấm huyệt giúp người bệnh mau phục hồi sau nhiễm covid:

Xoa bóp - bấm huyệt giúp giải phóng nhiều độc tố, hỗ trợ cho hoạt động của hệ thống miễn dịch. Góp phần cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe
Xoa bóp - bấm huyệt tạo ra cảm giác quan tâm và kết nối. Trong quá trình xoa bóp, bấm huyệt, sẽ tạo ra “hormone hạnh phúc” serotonin và dopamine, mang lại cảm giác bình tĩnh và giúp người được xoa bóp, bấm huyệt thư giãn, giảm căng thẳng. Endorphin chịu trách nhiệm điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn và giấc ngủ. Mức độ dopamine thấp có liên quan đến sự thiếu nhiệt tình và thiếu tự tin. Xoa bóp, bấm huyệt kích thích sự gia tăng dopamine, khiến cá nhân cảm thấy có động lực để thực hiện các hành động hướng tới mục tiêu mong muốn. Xoa bóp - bấm huyệt có thể ức chế việc giải phóng cortisol, một loại hormone liên quan đến căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Đây là điều rất cần cho người bệnh Covid bị tổn thương về thể chất và tình cảm tinh thần khi phải nằm viện cô độc dài ngày và chứng kiến nhiều mất mát.

Người bệnh có thể đến các khoa Y học cổ truyền ở các bệnh viện để được xoa bóp - bấm huyệt đúng chuyên môn, phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể.

Covid-19 có thể gây viêm tai?

Covid-19 có thể gây viêm tai?

Hội chứng hậu Covid-19 ở trẻ em: Những điều cần biết

Hội chứng hậu Covid-19 ở trẻ em: Những điều cần biết

Cần làm gì khi có biểu hiện hô hấp hậu Covid-19

Cần làm gì khi có biểu hiện hô hấp hậu Covid-19

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thoát bệnh nhờ giảm cân an toàn, chuẩn y khoa

Thoát bệnh nhờ giảm cân an toàn, chuẩn y khoa

12/01/2025 | 22:09

Kinhtedothi - Sau 3 tháng ra mắt, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng. Nhiều người đã bày tỏ niềm hạnh phúc khi giảm cân thành công, cải thiện sức khỏe, không còn phải uống thuốc huyết áp, giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ, tránh nguy cơ phải thay khớp và đột quỵ.

Đỗ trọng bổ thận, cường gân cốt

Đỗ trọng bổ thận, cường gân cốt

10/01/2025 | 13:22

Kinhtedothi - Đỗ trọng (Eucomia ulmoides Oliv. thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae) vị thuốc này được ghi đầu tiên ở sách Bản kinh. Còn có tên là Mộc miên vì trong vỏ có chất sợi tơ bạc.

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đi bộ quá nhiều?

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đi bộ quá nhiều?

10/01/2025 | 09:06

Kinhtedothi - Đi bộ không chỉ là cách đơn giản và hiệu quả để duy trì thể lực mà còn là cách để kéo dài tuổi thọ và giảm cân nhanh. Tuy nhiên, nếu đi bộ quá nhiều sẽ gây ra những tổn thương nguy hiểm.

Nút mạch tuyến tiền liệt cho bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu

Nút mạch tuyến tiền liệt cho bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu

08/01/2025 | 14:34

Kinhtedothi - Bệnh nhân 72 tuổi có khối lượng tuyến tiền liệt “siêu lớn” 82g (gấp khoảng 4 lần bình thường) đang sử dụng thuốc chống đông máu, phải sống chung với rối loạn tiểu tiện nhiều năm. Nhờ giải pháp nút mạch tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Hồng Ngọc bệnh nhân đã được điều trị dứt điểm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ