Các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 270/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.
Theo đó, ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng thuộc phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.
Trong đó, có 12 dự án nguồn điện gồm: Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Quảng Trạch I; NMNĐ LNG Quảng Trạch II; Thủy điện Hòa Bình mở rộng (MR); Thủy điện Ialy MR; Thủy điện Trị An MR; Thủy điện tích năng Bác Ái; NMNĐ Long Phú I; NMNĐ Nhơn Trạch III và Nhơn Trạch IV; NMNĐ LNG Hiệp Phước giai đoạn 1; NMNĐ LNG Long An 1; NMNĐ LNG Long An 2; Nhà máy Thuỷ điện tích năng Phước Hoà.
28 dự án lưới điện: Các dự án tăng cường liên kết lưới điện Bắc – Trung, tăng cường năng lực truyền tải và cung cấp điện cho các khu vực phụ tải lớn (15 dự án); các dự án lưới điện đồng bộ và giải tỏa công suất các dự án nguồn điện (6 dự án); các dự án lưới điện giải tỏa công suất các NM thủy điện phía Bắc và tăng cường mua điện từ Trung Quốc (4 dự án); các dự án lưới điện phục vụ mua điện từ Lào (3 dự án).
Bên cạnh đó là các chuỗi dự án khí – điện: Chuỗi dự án khí – điện Lô B; Chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh; Chuỗi dự án khí - điện LNG Sơn Mỹ.
Các dự án kho LNG và nhà máy điện (NMĐ) sử dụng LNG làm nhiên liệu: Quảng Ninh, Thái Bình, Nghi Sơn, Hải Lăng giai đoạn 1, Cà Ná, Bạc Liêu.
2 dự án lọc hóa dầu: Dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất; Dự án Tổ hợp hóa dầu Miền Nam (Long Sơn).
Trong Danh mục cũng bao gồm: Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030; Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo giai đoạn 2021-2025; Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.
Trong quá trình thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung, Bộ Công Thương rà soát, tổng hợp ý kiến, đề xuất điều chỉnh, bổ sung danh mục phù hợp yêu cầu thực tế, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
![Tháo gỡ cơ chế cho phát triển ngành năng lượng](https://resource.kinhtedothi.vn//2024/03/04/z5214850651681-10ed3f67476d5c4285b961609701a2c3.jpg)
Tháo gỡ cơ chế cho phát triển ngành năng lượng
Kinhtedothi - Ngày 4/3, tại Hà Nội, Hội Dầu khí Việt Nam và Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam tổ chức Lễ ký kết Thoả thuận hợp tác nhằm tháo gỡ cơ chế cho phát triển ngành năng lượng.
![Cơ chế đồng bộ phát triển hydrogen trên hệ sinh thái năng lượng tái tạo](https://resource.kinhtedothi.vn//2024/02/22/hinh-01.jpg)
Cơ chế đồng bộ phát triển hydrogen trên hệ sinh thái năng lượng tái tạo
Kinhtedothi - Chiến lược năng lượng hydrogen là phát triển hệ sinh thái dựa trên năng lượng tái tạo, bao gồm sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, phân phối, sử dụng với hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Song cũng cần hoàn thiện cơ chế chính sách để triển khai.
![Vận hành lưới điện an toàn, giải tỏa công suất năng lượng tái tạo](https://resource.kinhtedothi.vn//2024/03/08/img-20240307-160736.jpg)
Vận hành lưới điện an toàn, giải tỏa công suất năng lượng tái tạo
Kinhtedothi - Nguồn năng lượng tái tạo phát triển việc quản lý vận hành đường dây, điều độ điện tại 9 tỉnh Nam miền Trung và Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn. Áp lực truyền tải hết công suất lên hệ thống điện đòi hỏi có giải pháp đồng bộ...