Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Để cầu đi bộ thực sự hữu dụng

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội vừa đề xuất xây 29 cầu vượt đi bộ trên địa bàn TP Hà Nội, với kinh phí hơn 300 tỷ đồng.

Đây là công trình giao thông nhằm mục đích giải quyết nhu cầu đi lại của Nhân dân cũng như bảo đảm an toàn cho người đi bộ tại các vị trí giao thông phức tạp, đông dân cư, trường học... trên địa bàn TP.

Tuy nhiên, nếu không kết hợp xử lý thật nghiêm các trường hợp người đi bộ băng ngang đường không đúng nơi quy định sẽ khó đạt hiệu quả sử dụng, đầu tư.

Thực tế đầu tư, khai thác cầu vượt đi bộ tại Hà Nội những năm gần đây cho thấy, có 3 lý do chính ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác gồm: vị trí của cầu vượt, ý thức của người đi bộ và công tác quản lý của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, khiến hiện nay một số cây cầu vượt đi bộ chưa phát huy được hết mục đích đầu tư, sử dụng. Nhiều cầu vượt hiện đại, khang trang nhưng vắng bóng người bộ hành, trong khi đó, cách vị trí cầu vượt không xa, nhiều người vẫn bất chấp nguy hiểm băng ngang đường.

Có rất nhiều lý do để người đi bộ biện minh cho việc sang đường ở vị trí không đúng quy định như: “tiện”, “ngại”, “lười”… Nhưng thực tế, có những cầu vượt đi bộ mà vị trí được xây dựng rất thuận lợi cho việc di chuyển như tại đường Xuân Thủy - Cầu Giấy, đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân nhưng nhiều người dân và cả học sinh, sinh viên vẫn ít sử dụng.

Do thói quen chỉ là một phần, phần lớn do ý thức của người tham gia giao thông quá xem nhẹ an toàn của bản thân và những người tham gia giao thông khác, lười đi bộ và leo cầu thang. Hơn nữa, việc không có ai nhắc nhở, xử phạt hành vi đi bộ không đúng nơi quy định càng khiến nhiều người băng ngang đường tùy tiện.

Còn nhớ không lâu trước đây, Hà Nội ra quân xử lý việc người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định với mức phạt từ 60.000 - 80.000 đồng, nhưng được một thời gian thì bỏ lửng nên "đâu lại đóng đó". Việc xử phạt không nghiêm, mức xử phạt cũng khá nhẹ khiến người dân cứ thế hòa vào dòng phương tiện và băng ngang đường ở bất cứ nơi nào.

Phần nữa là vì việc tổ chức hành lang ưu tiên cho người đi bộ còn chưa được hành động một cách quyết liệt, đâu đó vẫn còn việc lấn chiếm vỉa hè gián tiếp và trực tiếp đẩy người đi bộ phải đi bộ xuống lòng đường, vô tình tạo thành một thói quen xấu đối với người dân. Những hành vi này cần phải sớm được chấn chỉnh để tạo lập thói quen sử dụng cầu vượt đi bộ với người dân.

Cầu vượt đường bộ là công trình hiệu quả đối với giao thông đô thị. Để cầu vượt đi bộ phát huy hiệu quả đầu tư bên cạnh việc các đơn vị chức năng cần nghiên cứu thật kỹ nhu cầu và nguyện vọng của Nhân dân để có phương án vị trí xây dựng cầu phù hợp, thì cũng cần tính toán đến việc xử lý nghiêm những điểm đã có cầu vượt nhưng nhiều người không sử dụng, vẫn băng qua đường.

Từ đó, lập lại trật tự giao thông với người đi bộ, tạo thói quen sử dụng cầu vượt đi bộ để sang đường, giúp giải quyết phần nào vấn đề nhức nhối về ách tắc, xung đột giao thông trên địa bàn TP.

Sẽ tiếp nhận tài trợ cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn từ Nutifood

Sẽ tiếp nhận tài trợ cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn từ Nutifood

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá tiêu hôm nay 14/1/2025: giá tiêu Indonesia bất ngờ tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 14/1/2025: giá tiêu Indonesia bất ngờ tăng mạnh

15/01/2025 | 21:36

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 14/1/2025 trong khoảng 147.000 - 147.500 đồng/kg. Indonesia trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất sang Việt Nam thay thế Brazil. Các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường nhập khẩu từ những nước trong khu vực Đông Nam Á.

Phải xử lý nghiêm

Phải xử lý nghiêm

12/01/2025 | 19:21

Kinhtedothi - Dựng rạp cưới lấn chiếm lòng đường, vỉa hè đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối, đặc biệt tại các thành phố lớn và những khu vực có mật độ giao thông cao.

Không thể “một sớm một chiều”

Không thể “một sớm một chiều”

09/01/2025 | 20:31

Kinhtedothi - Hầu như năm nào vào thời điểm này, trên các phương tiện truyền thông lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng không khí (AQI) Hà Nội. Năm nay cũng không có gì khác, khi chỉ số AQI thường xuyên ghi nhận ở mức 201 - 300, rất có hại cho sức khỏe.

Điều chỉnh càng sớm càng tốt

Điều chỉnh càng sớm càng tốt

08/01/2025 | 23:57

Kinhtedothi - Mức giảm trừ gia cảnh quá lỗi thời so với điều kiện thực tế cuộc sống được các chuyên gia, người làm công ăn lương liên tục kiến nghị trong nhiều năm nay.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ