Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gỡ khó cho doanh nghiệp chế biến nông sản

Kinhtedothi - Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực đặt ra đòi hỏi về việc nâng cao chất lượng nông sản nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và đòi hỏi xuất khẩu. Trong đó, vai trò của các DN thông qua phát triển công nghiệp chế biến là hết sức quan trọng.

Sơ chế vải thiều xuất khẩu tại HTX sản xuất và thương mại Hồng Giang, Lục Ngạn, Bắc Giang. Ảnh: Tuấn Anh
Ba rào cản lớn 
Là một trong những DN hàng đầu về chế biến trái cây xuất khẩu, tuy nhiên, những năm qua, Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao vẫn gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm vùng nguyên liệu, địa điểm xây dựng nhà máy chế biến. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao Đinh Cao Khuê cho biết, hiện việc tập trung quỹ đất để phát triển vùng nguyên liệu là không dễ. “Chúng tôi khảo sát thì thấy địa phương nào cũng có quỹ đất cho thuê nhưng hầu như là... đất xấu. Hạ tầng thiếu và yếu gây khó cho DN đầu tư” – ông Khuê cho hay.
Để thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản, khoa học quản trị là vấn đề cần được các DN quan tâm nhiều hơn. Thêm nữa, việc hỗ trợ của Nhà nước cũng nên đi vào sản phẩm cuối cung ứng cho thị trường trên cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn Quốc gia, nhằm khuyến khích các DN đầu tư nâng cao chất lượng nông sản chế biến.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH Thái Hương
Đại diện một số DN cũng cho rằng, công nghệ chế tạo của Việt Nam còn rất hạn chế. Số liệu của Bộ Công Thương chỉ ra, có đến 70% máy móc cơ giới hoá, trang thiết bị phụ trợ công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc, khiến việc nâng cấp máy móc, trang thiết bị gặp nhiều khó khăn. Đây là một phần nguyên nhân dẫn tới tổn thất sau thu hoạch của nông sản Việt trung bình từ 10 – 20%, có ngành hàng thậm chí lên tới 30% (rau, quả, sắn...).
Bên cạnh tư liệu sản xuất và công nghệ, nguồn vốn cũng là bài toán khiến nhiều DN băn khoăn khi đầu tư vào công nghiệp chế biến. Chính sách trên thực tế là có nhưng hiệu quả thấp. Đơn cử như Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, sau nhiều năm vận dụng, đến nay cả nước mới chỉ có 64 dự án tại 23 tỉnh, TP nhận được hỗ trợ. Việc tiếp cận tín dụng ưu đãi theo các chính sách hỗ trợ của Chính phủ còn gặp nhiều trở ngại về thủ tục và đối tượng cho vay. Mức độ giải ngân nguồn vốn cho vay còn rất thấp so với yêu cầu. Do đó, chính sách tín dụng không đến được với DN...
Đồng bộ các giải pháp
Theo Bộ NN&PTNT, từ năm 2013 - 2019, công nghiệp chế biến đã có bước phát triển mạnh trên cả quy mô và mức độ hiện đại. Đến nay, Việt Nam đã có khoảng 7.500 cơ sở chế biến nông sản quy mô công nghiệp. Riêng trong hai năm 2018 và 2019, đã có 30 dự án lớn về chế biến nông sản, với tổng số vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD được triển khai. Dù vậy, thách thức đặt ra đối với công nghiệp chế biến là rất lớn, nhất là trong bối cảnh nông sản Việt đang hội nhập ngày một sâu rộng. Để thúc đẩy phát triển lĩnh vực này, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Thủy sản Việt Nam Nguyễn Hoài Nam cho rằng, Chính phủ, các bộ ngành cần sớm có chính sách tích tụ đất đai để tạo điều kiện phát triển vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần đánh giá lại để có chính sách về vốn vay “cởi mở” hơn đối với lĩnh vực nông nghiệp.
Đại diện một số DN cũng cho rằng, Chính phủ, các bộ ngành cần có cơ chế hỗ trợ những DN có tiềm năng phát triển công nghiệp chế tạo máy móc, trang thiết bị phụ trợ cho ngành công nghiệp chế biến. Điều này nhằm giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, chủ động đưa công nghệ chế biến nông sản đến với các DN trong nước...
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, công nghiệp chế biến đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mục tiêu đưa nông sản hội nhập toàn cầu. Chính vì vậy thời gian tới, trên cơ sở thị trường tiêu thụ, Bộ sẽ phối hợp với các tỉnh, TP rà soát quy hoạch sử dụng đất, cơ cấu lại sản xuất cây trồng vật nuôi, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng để xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung. Cùng với đó, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích DN đầu tư vào chế biến nông sản. Bộ NN&PTNT cũng sẽ tập trung đầu tư mạnh để phát triển sản xuất, chế biến những ngành hàng nông sản còn nhiều dư địa về thị trường mà Việt Nam có lợi thế, cũng như ngành hàng mà tỷ lệ chế biến còn thấp như: Rau quả, thịt, trứng… Song hành với đó là đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng logistics nhằm giảm chi phí lưu thông hàng hóa, mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho nông sản chế biến.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khám phá trang trại đà điểu lớn nhất Việt Nam

Khám phá trang trại đà điểu lớn nhất Việt Nam

02/02/2025 | 11:55

Kinhtedothi - Trung tâm Giống đà điểu Khatoco đã xây dựng một hệ thống sản xuất, chăn nuôi đạt chuẩn và được xem là trang trại đà điểu lớn nhất Việt Nam với tổng đàn khoảng 12.000 con.

Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

11/01/2025 | 15:29

Kinhtedothi - Tỉnh Sơn La đang có trên 21.000 ha cà phê, sản lượng tăng đều qua các năm và giá trị kinh tế ngày càng cao, giúp đời sống người trồng cà phê ngày một phát triển và tạo nhiều việc làm cho lao động mùa vụ.

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

09/01/2025 | 07:41

Kinhtedothi - Tối 8/1, UBND huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) tổ chức khai mạc Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách năm 2025 với chủ đề “Sắc màu Chợ Lách”. Lễ hội diễn ra từ ngày 8-12/1/2025 với chuỗi hoạt động đặc biệt.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ