Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kiên Giang: Năm 2030, tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GRDP

Kinhtedothi – Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu tỷ trọng kinh tế số năm 2025 đạt 20% GRDP, năm 2030 đạt 30% GRDP, đồng thời phát triển xã hội số đến năm 2030 có 95% người trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh.

Kinh tế số, xã hội số trọng tâm chuyển đổi số

Ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế sốxã hội số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Phát triển kinh tế số và xã hội số là một trong những mục tiêu quan trọng của chuyển đổi số tại tỉnh Kiên Giang. (Ảnh Hữu Tuấn)

Theo đó, kinh tế số đến năm 2025: Tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GRDP; trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; nhân lực lao động kinh tế số đạt trên 2%.

Năm 2030, tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GRDP; trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 20%; doanh nghiệp sử dụng nền tảng hợp đồng điện tử đạt 100%; doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 70%; nhân lực lao động kinh tế đạt trên 3%.

Bên cạnh đó, xã hội số đến năm 2025: Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt trên 85%; từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%; dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%; người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%; hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt trên 85%; người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt 70%.

Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt 50%; dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt trên 30%; người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%; các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 80%; các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 70%. Đến năm 2030, các mục tiêu phát triển xã hội số tăng từ 10 đến 20% so với năm 2025.

Xây dựng nền móng phát triển kinh tế số và xã hội số

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Lưu Trung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: Để kinh tế số và xã hội số phát triển, trước hết tập trung xây dựng nền móng vững chắc gồm: Cơ chế, chính sách; hạ tầng; nền tảng số; dữ liệu số; nhân lực số; kỹ năng, công dân và văn hóa số; doanh nghiệp số; thanh toán số; an toàn thông tin mạng và an ninh mạng.

Du lịch một trong những ngành nghề quan trọng mà tỉnh Kiên Giang chú trọng chuyển đổi số. (Ảnh Hữu Tuấn)

Đồng thời, phát triển kinh tế số và xã hội số trong một số ngành, lĩnh vực như: Nông nghiệp và nông thôn; y tế; giáo dục và đào tạo; lao động, việc làm và an sinh xã hội; công thương; du lịch; tài nguyên và môi trường; các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính, giao thông vận tải, logistics, xây dựng và bất động sản, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và các lĩnh vực khác.

Bên cạnh đó, tập trung vào các giải pháp như: Tổ chức, bộ máy lấy Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực thống nhất đầu mối triển khai một cách đồng bộ về phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh. Hợp tác trong và ngoài nước; nghiên cứu phát triển; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức; đo lường giám sát triển khai; bảo đảm kinh phí; giảm thiểu các tác động tiêu cực phát triển kinh tế số và xã hội số.

Kiên Giang: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu

Kiên Giang: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu

Kiên Giang: Cháy hội trường Thành ủy TP Hà Tiên

Kiên Giang: Cháy hội trường Thành ủy TP Hà Tiên

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về tỷ lệ sử dụng địa chỉ Internet IPv6

Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về tỷ lệ sử dụng địa chỉ Internet IPv6

26/01/2025 | 13:10

Kinhtedothi - Sau hơn 27 năm kết nối toàn cầu, Internet Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Từ năm 1997 với chỉ một mạng kết nối duy nhất, đến nay con số đã tăng trưởng tới 1.148 mạng có IP và ASN độc lập, kết nối với nhau Internet Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng bằng quy tắc ứng xử

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng bằng quy tắc ứng xử

26/01/2025 | 13:00

Kinhtedothi - "Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng", được xây dựng trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế về các quy định bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, tham khảo khung của các bộ quy tắc khác đã được ban hành.

Lộ diện iPhone 17 Air

Lộ diện iPhone 17 Air

26/01/2025 | 08:56

Kinhtedothi - Mới đây, những bức ảnh được cho là của iPhone 17 Air đã xuất hiện, tiết lộ một thay đổi lớn trong thiết kế: cụm camera đặt ngang, tương tự Google Pixel.

8 cơ quan, địa phương có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình trên 50%

8 cơ quan, địa phương có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình trên 50%

21/01/2025 | 13:30

Kinhtedothi - Cục Chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa công bố tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của 20 bộ, ngành và 63 tỉnh, TP trong năm 2024. Theo đó, năm 2024, cả nước có 8 cơ quan, địa phương có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình trên 50%.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ