Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lấp lỗ hổng về tính minh bạch

Kinhtedothi - Từ ngày 1/9 tới, với Thông tư số 41/2022/TT-BTC ngày 5/7/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho các hoạt động xã hội, từ thiện có hiệu lực, đòi hỏi các tổ chức, cá nhân phải tuân thủ quy định về sổ sách, báo cáo và minh bạch thông tin.

Như vậy, sẽ có thêm một công cụ pháp lý để lấp lỗ hổng về công tác quản lý và tăng tính minh bạch cho các hoạt động thiện nguyện.

Có thể nói rằng, hoạt động thiện nguyện đã và đang ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, với nhiều cách thức đa dạng. Đặc biệt, mỗi khi người dân nơi đâu gặp khó khăn bởi dịch bệnh, thiên tai, hoạt động từ thiện lại dấy lên mạnh mẽ, với sự tham gia tích cực của nhiều nhà hảo tâm.

Người dân không chỉ chọn các quỹ, chương trình từ thiện do Nhà nước, đoàn thể để gửi gắm, mà còn đặt lòng tin vào tổ chức, cá nhân có uy tín trong xã hội. Thực tế cho thấy, đã có rất nhiều cá nhân đứng ra quyên góp được số tiền lớn, trao đến tận tay người dân bằng những hình thức khác nhau, tạo nên sự lan tỏa rộng lớn trong xã hội.

Nhưng ngược lại, cũng có không ít chuyện “lùm xùm” quanh việc làm từ thiện này, như một số người đã biến việc làm ý nghĩa và tốt đẹp này thành phương thức đánh bóng hình ảnh, thậm chí để lừa đảo... Hoặc có nhiều tổ chức, cá nhân tiếp nhận quyên góp từ cộng đồng với số tiền rất lớn, nhưng trong vận hành hoạt động lại bộc lộ không ít bất cập.

Trước một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn, việc quản lý thế nào để hoạt động thiện nguyện hiệu quả nhất với cả người dân và nhà hảo tâm; minh bạch, công khai về tài chính của tổ chức, cá nhân đứng ra làm từ thiện bằng những quy định phù hợp liên tục được nhắc đến. Bởi việc cứu trợ Nhân dân khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn… luôn cần huy động mọi nguồn lực trong xã hội. Nếu những “lỗ hổng” về vấn đề quản lý, giám sát, sự minh bạch trong thu chi tiền từ thiện được lấp đầy, sẽ tránh được các kẽ hở và những “điều tiếng” không tốt.

Để phòng ngừa, ngăn chặn những vi phạm, Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Trong đó có các quy định sát hơn với cuộc sống hiện nay, bổ sung những quy định, hướng dẫn về cách thức, phương pháp thực hiện và điều phối nhằm đảm bảo công tác cứu trợ hiệu quả, minh bạch và có trách nhiệm giải trình cao.…

Và từ 1/9 tới đây, với Thông tư 41 có hiệu lực, các cá nhân hoạt động xã hội, từ thiện sẽ có trách nhiệm phải mở sổ kế toán, ghi chép đầy đủ, lập báo cáo và công khai, minh bạch tình hình tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng… Việc quản lý, chi tiêu số tiền lớn là một công việc không hề đơn giản, thách thức càng lớn khi số tiền ấy đến từ rất nhiều nguồn, với những quy định rõ ràng được đặt ra trong Thông tư mới này sẽ góp phần đưa hoạt động thiện nguyện vào nề nếp, thật sự phát huy hiệu quả trên thực tế.

Từ quy định đến thực tiễn, rất cần sự nghiêm túc trong triển khai của các tổ chức, cá nhân, phải thực hiện một cách chuyên nghiệp trên cơ sở pháp luật như phải có tài khoản riêng cho hoạt động từ thiện, công khai các khoản quyên góp, các địa chỉ hỗ trợ từ thiện, giá trị các khoản hỗ trợ với hóa đơn, chứng từ hợp pháp và hợp lý... Việc làm tốt những vấn đề trên sẽ góp phần tạo cơ sở vững chắc để các hoạt động thiện nguyện tiếp tục lan tỏa và không ngừng phát huy hiệu quả.

Cảnh giác với các chiêu lừa kêu gọi từ thiện trên mạng xã hội

Cảnh giác với các chiêu lừa kêu gọi từ thiện trên mạng xã hội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá tiêu hôm nay 14/1/2025: giá tiêu Indonesia bất ngờ tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 14/1/2025: giá tiêu Indonesia bất ngờ tăng mạnh

15/01/2025 | 21:36

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 14/1/2025 trong khoảng 147.000 - 147.500 đồng/kg. Indonesia trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất sang Việt Nam thay thế Brazil. Các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường nhập khẩu từ những nước trong khu vực Đông Nam Á.

Phải xử lý nghiêm

Phải xử lý nghiêm

12/01/2025 | 19:21

Kinhtedothi - Dựng rạp cưới lấn chiếm lòng đường, vỉa hè đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối, đặc biệt tại các thành phố lớn và những khu vực có mật độ giao thông cao.

Không thể “một sớm một chiều”

Không thể “một sớm một chiều”

09/01/2025 | 20:31

Kinhtedothi - Hầu như năm nào vào thời điểm này, trên các phương tiện truyền thông lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng không khí (AQI) Hà Nội. Năm nay cũng không có gì khác, khi chỉ số AQI thường xuyên ghi nhận ở mức 201 - 300, rất có hại cho sức khỏe.

Điều chỉnh càng sớm càng tốt

Điều chỉnh càng sớm càng tốt

08/01/2025 | 23:57

Kinhtedothi - Mức giảm trừ gia cảnh quá lỗi thời so với điều kiện thực tế cuộc sống được các chuyên gia, người làm công ăn lương liên tục kiến nghị trong nhiều năm nay.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ