Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngành chế biến nông sản: Vì sao chưa lớn?

Kinhtedothi - Phát triển ngành chế biến là con đường tối ưu để nâng cao giá trị nông sản, tăng thu nhập và ổn định đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, dù có dư địa và tiềm năng phát triển nhưng hiện ngành chế biến nông sản ở Việt Nam còn yếu, chưa xứng với tiềm năng.

Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm thủy sản chế biến. Ảnh: Phương Nga

Dư địa phát triển lớn

Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản đánh giá, ngành chế biến nông sản tại Việt Nam có nhiều dư địa phát triển do tổng sản lượng sản xuất lớn, vùng nguyên liệu chất lượng cao, có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí dẫn đầu trên thế giới như gạo, hồ tiêu, hạt điều, thủy sản… Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thu hút cả DN khối nội lẫn khối ngoại rót vốn đầu tư. Đặc biệt, hiện nay với việc hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới bắt đầu có hiệu lực cũng như sự phát triển năng động của nền kinh tế, ngành công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam có nhiều cơ hội để bứt phá.
Hiện, cả nước có trên 7.500 DN chế biến nông lâm thủy sản quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu, trong đó có hơn 2.600 cơ sở chế biến nông sản, hơn 760 cơ sở chế biến thủy sản... Tuy nhiên, DN đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 8% tổng số DN trong cả nước. Trong đó, có đến 92% là DN nhỏ và siêu nhỏ.

Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản

Thời gian vừa qua, ngành công nghiệp chế biến nông sản ở nước ta đã có nhiều phát triển ấn tượng, giai đoạn từ 2013 – 2018 có tốc độ tăng trưởng giá trị khoảng 5 - 7%/năm. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng mạnh, bình quân tăng khoảng 8 - 10%/năm, riêng năm 2018 đạt mức kỷ lục 40,02 tỷ USD. Sự phát triển của công nghiệp chế biến đã góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, hàng hóa lớn phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 – 70 tỷ USD.

Doanh nghiệp vẫn rụi rè

Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể thì ngành chế biến nông sản nước ta vẫn còn khá nhỏ bé so với tiềm năng. Theo ông Nguyễn Quốc Toản, để phát triển ngành nông nghiệp chế biến thì DN là nhân tố quyết định. Tuy nhiên hiện nay, số lượng các cơ sở, DN chế biến ít, thiếu các DN quy mô lớn; sản phẩm phần lớn là sơ chế, dây chuyền công nghệ lạc hậu. “Những nút thắt về đất đai, tín dụng hay nguồn nguyên liệu… là rào cản khiến DN chưa mạnh dạn triển khai các dự án về chế biến nông sản” – ông Toản nhận định.

Chia sẻ về những khó khăn trong việc đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, Giám đốc điều hành Công ty TNHH La Fresh Đà Lạt Hồ Cao Huy Bảo cho biết, bài toán về vùng nguyên liệu là vấn đề lớn khiến công ty không dám mở rộng sản xuất. “Để có được một sản phẩm đạt chuẩn xuất khẩu DN đã phải trải qua nhiều lần “vỡ” hợp đồng vì nguyên liệu từ các hộ dân chuyển về không đủ, không đạt chuẩn” – ông Bảo chia sẻ.

Cùng chung sự e dè khi đầu tư vào nông nghiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP VietRAP Vũ Thị Vân Phượng chia sẻ: “Công ty đã đầu tư vào nông nghiệp được 8 năm, sản phẩm xuất khẩu đi thị trường các nước, tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng vẫn rất khó khăn. Đây là hạn chế khiến DN không lớn được”.

Để ngành chế biến nông sản tiếp tục phát triển nhanh, tương xứng với tiềm năng, thời gian tới, các ngành chức năng cần nghiên cứu và xác định rõ một số nhóm sản phẩm vừa là thế mạnh vừa đáp ứng nhu cầu thị trường để khuyến khích, tập trung đầu tư phát triển gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu bền vững. Đồng thời khuyến khích các DN áp dụng công nghệ mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm. Đi liền với đó cần tiếp tục bổ sung các cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư mới và hỗ trợ DN mở rộng sản xuất, nhất là về vốn, mặt bằng, lao động, tìm kiếm thị trường...
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khám phá trang trại đà điểu lớn nhất Việt Nam

Khám phá trang trại đà điểu lớn nhất Việt Nam

02/02/2025 | 11:55

Kinhtedothi - Trung tâm Giống đà điểu Khatoco đã xây dựng một hệ thống sản xuất, chăn nuôi đạt chuẩn và được xem là trang trại đà điểu lớn nhất Việt Nam với tổng đàn khoảng 12.000 con.

Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

11/01/2025 | 15:29

Kinhtedothi - Tỉnh Sơn La đang có trên 21.000 ha cà phê, sản lượng tăng đều qua các năm và giá trị kinh tế ngày càng cao, giúp đời sống người trồng cà phê ngày một phát triển và tạo nhiều việc làm cho lao động mùa vụ.

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

09/01/2025 | 07:41

Kinhtedothi - Tối 8/1, UBND huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) tổ chức khai mạc Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách năm 2025 với chủ đề “Sắc màu Chợ Lách”. Lễ hội diễn ra từ ngày 8-12/1/2025 với chuỗi hoạt động đặc biệt.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ