Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi):

Những người lao động nào có cơ hội được hưởng lương hưu?

Kinhtedothi – Chiều 16/3, Bộ LĐTB&XH và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các cơ quan liên quan tổ chức Họp báo thông tin dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Bá Hoan đã thông tin về những điều chỉnh, bổ sung những quy định mới.

10 nội dung sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội

Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ LĐTB&XH Nguyễn Duy Cường thông tin về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tập trung bám sát 5 nhóm chính sách lớn, đều nhằm mở rộng, gia tăng lợi ích cho người lao động. Từ đó, nhằm bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người lao động trong quá trình làm việc và sau khi nghỉ hưu.

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tập trung bám sát 5 nhóm chính sách lớn. 

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có một số nội dung thay đổi chính như: Bổ sung tầng trợ cấp hưu trí xã hội, bổ sung đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; bổ sung chế độ thai sản vào chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Ban soạn thảo dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng giảm điều kiện số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm; quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng bổ sung quy định về tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với những người có dưới 20 năm đóng phù hợp với sửa đổi điều kiện hưởng lương hưu và việc ký kết, tham gia các điều ước quốc tế; bổ sung quy định quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội và bổ sung các biện pháp xử lý trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; trợ cấp một lần khi nghỉ hưu; sổ bảo hiểm xã hội điện tử cũng là những nội dung được sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Những người tham gia muộn có cơ hội được hưởng lương hưu

Về quy định giảm điều kiện số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm đang nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Ông Nguyễn Duy Cường cho biết, quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn (45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng được hưởng lương hưu hàng tháng.

Như vậy, những trường hợp này trước đây không được hưởng lương hưu, nay sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng; định kỳ mức lương hưu sẽ được Nhà nước điều chỉnh và đồng thời trong thời gian hưởng lương hưu sẽ được quỹ BHXH mua bảo hiểm y tế.

Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ LĐTB&XH Nguyễn Duy Cường thông tin về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Ảnh: Mai Hoa.

Và, việc sửa góp phần hướng tới mục tiêu mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng bảo hiểm xã hội của Nghị quyết số 28-NQ/TW, để ngày càng có thêm nhiều người hơn được hưởng lương hưu. Đồng thời, cũng khuyến khích người lao động bảo lưu, tiếp tục tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu hằng tháng thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần. Quy định này cũng phù hợp với kinh nghiệm quốc tế, xu hướng nhiều quốc gia trước đây cũng quy định thời gian đóng tối thiểu 20 năm để được hưởng lương hưu thì hiện đều đã có điều chỉnh giảm.

Giảm 50% mức hưởng để khuyến khích người lao động ở lại hệ thống

Về quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần, Ban soạn thảo bổ sung thêm nhiều quy định nhằm khuyến khích người lao động lựa chọn tham gia hoặc bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để đủ tuổi nghỉ hưu hàng tháng như: Người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ có thêm sự lựa chọn hưởng trợ cấp hàng tháng bằng mức trợ cấp xã hội; Người hưởng trợ cấp hàng tháng được hưởng bảo hiểm y tế, kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo. Đối với quy định về BHXH một lần, Ban soạn thảo dự thảo xin ý kiến với 2 phương án.

Phương án 1 (giữ nguyên quy định hiện hành của Luật và Nghị quyết 23/2015/QH13): "Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm".

Phương án 2 (quy định thay đổi theo hướng vẫn cho phép người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần để trước mắt đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình song vẫn bảo lưu phần còn lại để có thể tiếp tục tham gia và hưởng chế độ khi đủ tuổi gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nghỉ hưu): Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham người lao động có yêu cầu thì một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được các chế độ bảo hiểm xã hội để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

“Dù phương án nào thì mục tiêu cuối cùng cũng là khuyến khích người lao động ở lại hệ thống để được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, tránh những thiệt hại bất lợi khi họ hưởng bảo hiểm xã hội một lần” – ông Nguyễn Duy Cường cho hay.

Những bất lợi khi rút bảo hiểm xã hội một lần

Những bất lợi khi rút bảo hiểm xã hội một lần

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

12/01/2025 | 15:33

Kinhtedothi – Thực hiện Luật Thủ đô 2024, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường nghề thực hiện giải pháp thu hút chuyên gia giỏi chuyên môn, có năng lực quản trị; thay đổi phương thức đào tạo nghề, hợp tác sâu hơn với DN; quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động...

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

12/01/2025 | 01:09

Kinhtedothi – Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ