Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quyền lợi người tiêu dùng: Doanh nghiệp không thể thờ ơ

Kinhtedothi - Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng (NTD), chính bản thân DN trong quá trình cung ứng hàng hóa phải bảo đảm nguồn gốc xuất xứ, an toàn…

Đó là ý kiến của lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội tại hội nghị triển khai Chương trình “Hành động vì quyền lợi NTD” năm 2017, qua đó hỗ trợ DN tiêu thụ hàng Việt diễn ra ngày 17/2.

Chưa nắm rõ trách nhiệm

Để bảo vệ quyền lợi NTD, bên cạnh việc nâng cao ý thức mỗi cá nhân thì việc phổ biến luật đến các DN là điều cần thiết. Thông tin từ Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, sau 6 năm triển khai Chương trình “Hành động vì quyền lợi NTD”, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền về Luật Bảo vệ quyền lợi NTD dưới nhiều hình thức, thông qua thông tin đại chúng, Tổng đài 04.1081 đã tiếp nhận, giải đáp hơn 10.000 cuộc gọi hỏi về Luật mới, về quyền và nghĩa vụ của NTD. Đồng thời, Tổng đài cũng thông tin tới NTD chương trình “Hành động vì quyền NTD” của TP Hà Nội. Riêng trong năm 2016, Tổng đài đã tiếp nhận và giải đáp hơn 3.000 cuộc gọi của NTD hỏi về những quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD. Nhờ đẩy mạnh hoạt động truyền thông nên NTD đã bước đầu biết họ có 8 quyền, đồng thời DN nhận thức được vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi của chính bản thân DN và NTD.
 Khách hàng lựa chọn sản phẩm tại Hội chợ hàng Việt tại Cung văn hóa Hữu Nghị Hà Nội tháng 1/2017. Ảnh:  Hải Linh
Mặc dù ngành công thương Hà Nội đã tích cực tuyên truyền Luật Bảo vệ quyền lợi NTD tới người dân, nhưng thực tế cho thấy, NTD mới chỉ nhận thức về quyền được khiếu nại, bồi thường khi mua phải những sản phẩm giả hoặc kém chất lượng. Đặc biệt, nhiều DN chưa nhận thức rõ trách nhiệm phải quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi NTD trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Thanh Hải cho rằng: Chỉ khi DN hiểu rõ Luật về bảo vệ quyền lợi NTD sẽ thấy đây vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của DN. “Việc làm này không chỉ giúp ích cho NTD mà DN cũng có lợi, bởi NTD sẽ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho DN. Chính vì vậy, trong lần tổ chức này, Sở Công Thương Hà Nội nhấn mạnh thông điệp “DN vì NTD - Hàng hóa an toàn cho NTD” - ông Hải nêu rõ.

Thu hút DN Việt tham gia

Chương trình “Hành động vì quyền lợi NTD” do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức có thể coi là động thái tạo cơ hội để NTD tiếp cận với hàng sản xuất trong nước có chất lượng cao, giá hợp lý, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Thông qua đó thúc đẩy người dân ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng thu hút gần 100 DN trên địa bàn Hà Nội bao gồm các DN bán lẻ thương hiệu lớn ở nhiều lĩnh vực kinh doanh điện máy, hàng tiêu dùng thiết yếu như Hapro, Vinmart, Vinpro, Bigc, V+ Hòa Bình, Pico, Mipec… tham gia. Đặc biệt, chương trình cũng thu hút sự tham gia của các DN sản xuất hàng Việt có thương hiệu như Habeco, Khóa Việt Tiệp, Công ty CP Dệt 10-10, Công ty CP Quốc tế Sơn Hà… Những DN này tổ chức hơn 100 điểm bán hàng vì NTD.

Đại diện siêu thị Vinmart cho biết: Tại các điểm bán hàng, bên cạnh việc tư vấn cho NTD biết về quyền lợi, trách nhiệm khi mua sản phẩm, Vinmart còn giới thiệu cách truy xuất nguồn gốc hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm thông qua mã code hàng hóa. Việc làm này sẽ tạo cơ hội cho NTD nắm rõ sản phẩm mà mình tiêu thụ do DN nào sản xuất. Nhằm tạo cơ hội cho NTD mua sắm hàng hóa thiết yếu đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, Sở Công Thương Hà Nội cũng yêu cầu các DN tham gia chương trình khi đưa hàng hóa ra thị trường phải niêm yết rõ giá bán, nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, DN phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục kiến thức cho NTD và chính sách chăm sóc khách hàng…, qua đó đảm bảo 8 quyền của NTD.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

11/01/2025 | 15:29

Kinhtedothi - Tỉnh Sơn La đang có trên 21.000 ha cà phê, sản lượng tăng đều qua các năm và giá trị kinh tế ngày càng cao, giúp đời sống người trồng cà phê ngày một phát triển và tạo nhiều việc làm cho lao động mùa vụ.

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

09/01/2025 | 07:41

Kinhtedothi - Tối 8/1, UBND huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) tổ chức khai mạc Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách năm 2025 với chủ đề “Sắc màu Chợ Lách”. Lễ hội diễn ra từ ngày 8-12/1/2025 với chuỗi hoạt động đặc biệt.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ