Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

“Bác thằng bần”

Kinhtedothi - “Cờ bạc là bác thằng bần”, câu nói của cổ nhân đến bây giờ ngẫm ra vẫn chửa sai và vẫn mang tính thời sự! Xưa ai dính vào cờ bạc là đồng nghĩa với nghèo đói, không ít trường hợp phải bán vợ, đợ con.

Nay thì cũng không ít kẻ vì đỏ đen phải “bán nhà ra đê”; chẳng những vậy mà còn dính vào vòng lao lý vì pháp luật nước ta cấm cờ bạc dưới mọi hình thức…

Bài học về cờ bạc thì nhiều, nhưng những cảnh báo từ truyền thông, những “tấm gương tày liếp” vẫn chưa làm cho những người có máu đỏ đen thức tỉnh. Nếu thời xưa, cờ bạc cũng chỉ quanh quẩn mấy môn mang tính “đối xứng” như chắn cạ, tài xỉu, tam cúc, tổ tôm, xóc đĩa thì ngày nay cờ bạc biến tướng dưới vô vàn hình thức.

Người ta có thể chơi quan mạng internet, chơi trên chiếu, thậm chí ngồi quán nước với nhau - chỉ cần lôi tờ tiền ra “đầu đít”, cá biển số xe chẵn lẻ… Quan niệm của các cụ xưa cho rằng: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng 2 cờ bạc, tháng 3 rượu chè”, nhưng ngày nay, dân “đổ bác” chơi quanh năm tứ mùa, chẳng kể thời tiết nắng mưa, Xuân hè hay Đông giá. Ở quê tôi, tệ nạn cờ bạc “rộ” nhất vẫn là dịp Tết Nguyên đán, nhưng hết Tết, nhiều đối tượng vẫn… lai rai. Dẫu không dám công khai mở xới, nhưng hễ trong làng, ngoài xã có đám hiếu, đám hỷ - kiểu gì mấy con nghiện cũng “dựa hơi” mở chiếu gọi là góp vui hoặc chia buồn với gia chủ.

Xã hội càng hiện đại thói cờ bạc càng tệ hại và biến tướng khôn lường. Trong xóm, ngoài làng, tại mấy quán nước chè, hiệu sửa xe - cứ buổi chiều tầm ngoài 16 giờ chiều mà thấy đám trung niên, trai choai tập trung, kiểu gì cũng có chuyện. Và cờ bạc giống như ma túy, đã dính vào rất khó cai. Vốn đã có “căn” cờ bạc từ khi còn học cấp 2 trường làng, nên mới hơn 10 tuổi đầu, Thuận đã thuộc làu chắn cạ, xóc đĩa, phỏm, liêng, lô đề... Vậy nhưng cũng vì cái “tinh” ấy mà sự học của y cũng dừng ở năm lớp 8. “Tốt nghiệp” xong, sau mấy năm lêu lổng trong Nam ngoài Bắc với đủ thứ nghề lông bông, năm 21 tuổi Thuận lấy vợ.

Mấy năm đầu, Thuận tỏ ra tu chí với nghề hàn. Dẫu vất vả nhưng sau mấy năm, vợ chồng Thuận cũng mua được mảnh đất, cất gian nhà. Giá như cứ gắn bó với que hàn, máy cắt, cuộc sống của cặp vợ chồng trẻ ắt sẽ yên bình. Nhưng chỉ được mấy năm, Thuận cho rằng cái nghề hàn nó bạc. Dù vợ con và tứ thân phụ mẫu ra sức khuyên răn, nhưng Thuận vẫn bỏ ra TP làm nghề ship hàng. Thời gian đầu, tiền công vẫn chảy về ví vợ đều đều mỗi tháng hơn chục triệu bạc. Lúc đó, ai cũng mừng vì Thuận nói được, làm được. Đùng một cái, vào cuối tháng 4 năm ngoái, Thuận “báo” về cho gia đình số nợ hơn tỷ. “Nếu không trả, dân xã hội sẽ xiết nhà hoặc… xin tí tiết”. Xót con, thương chồng, cả gia đình hai bên nội ngoại vắt chân lên cổ xoay xỏa đủ đường, rồi cái cục nợ hơn tỷ cũng được trả xong.

Nằm bẹp nửa năm trời ở nhà, Thuận tiếp tục nhận lỗi, hứa sửa chữa và xin được đi làm; dẫu không còn tin vào điều hứa của y, nhưng chẳng nhẽ cứ nằm không ăn bám; gia đình đành phải để Thuận đi làm để… kéo cày trả nợ. Tuy nhiên việc trả nợ nhiều ít chửa thấy đâu, cách nay hơn tháng, Thuận tiếp tục “báo” về khoản 300 triệu đồng… Vậy là chưa đầy một năm trời, cờ bạc đã lấy đi cơ nghiệp của nửa đời còng lưng của Thuận và vợ con. Mấy hôm nay người ta thấy ông Nghênh bố đẻ Thuận treo biển bán nhà…

Cố hương...

Cố hương...

Đê làng - đê phố

Đê làng - đê phố

Hương làng ra phố...

Hương làng ra phố...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trải nghiệm phở

Trải nghiệm phở

30/06/2023 | 14:52

Kinhtedothi - Chẳng phải cao lương mỹ vị và địa phương nào cũng có, nhưng phở là món ngon của Hà thành. Điều này đã được thể hiện qua thơ phú văn chương (thiết nghĩ không cần nhắc lại).

Nhớ một thời lê la rượu “cỏ”!

Nhớ một thời lê la rượu “cỏ”!

23/06/2023 | 11:11

Kinhtedothi - Lứa chúng tôi tốt nghiệp đại học sau năm 1994, thời đó còn đói kém lắm, ăn còn bữa đực bữa cái, lấy đâu ra tiền mà nhậu nhẹt…

Mùa khoe...

Mùa khoe...

18/06/2023 | 14:53

Kinhtedothi - Còn nhớ hồi còn tá túc ở con ngõ ven sông Tô Lịch, Hà Nội, tôi từng nghe ông lão chủ nhà khoe: "Dù tao đông con, gia đình nghèo nhưng mấy thằng con trai không trộm cắp, nghiện ngập"…

Nhận “gà”!

Nhận “gà”!

09/06/2023 | 16:51

kinhtedothi - Dù đã nhận lời xin lỗi, nhưng ông Thanh vẫn còn ấm ức vì chuyện con rể đón trượt thì ít, mà bực cánh xe ôm ngoài bến thì nhiều.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ